Sunday, November 16, 2014

Strauss (1825-1899)


Johann Strauss II (25 tháng 10 1825 - 3 tháng 6 1899, tiếng Đức: Johann Baptist Strauß; còn được biết đến với những cái tên như: Johann Baptist Strauss, Johann Strauss, Jr., hay Johann Strauss the Younger) là một nhà soạn nhạc người Áo. Ông chủ yếu sáng tác nhạc nhẹ, đặc biệt là nhạc khiêu vũ và operetta. Ông đã sáng tác hơn 400 waltz, polka, quadrille và các loại nhạc khiêu vũ, cũng như một số operetta và múa ba lê. Trong cuộc đời của mình, ông được gọi là "Vua nhạc waltz", và sau đó phần lớn chịu trách nhiệm phổ biến điệu waltz tại Viên trong thế kỷ 19.

Tiểu sử
Johann Strauss II sinh ngày 25/10/1825 ở Vienna, nước Áo. Cha ông (Johann Strauss I) muốn ông trở thành một nhân viên ngân hàng hơn là trở thành một nhạc sĩ. Tuy nhiên, khi còn nhỏ, ông đã bí mật học violin. Trớ trêu thay, thầy dạy violin cho ông chính là Franz Amon, người chơi violon một trong dàn nhạc của cha ông. Khi cha ông phát hiện ra, Johann II nhớ lại "đó là một tình huống đầy bạo lực và chẳng vui vẻ gì" và "cha ông không muốn biết bất cứ điều gì về kế hoạch âm nhạc của ông". Dường như Strauss cha muốn con mình thoát khỏi một cuộc đời nhạc sĩ đầy khắc nghiệt hơn là nhằm tránh một cuộc cạnh tranh lẫn nhau trong gia đình nhà Strauss. Chỉ đến năm Johann II 17 tuổi, khi cha ông bỏ gia đình đi với tình nhân, Emilie Trambusch, ông mới có thể tập trung hoàn toàn vào sự nghiệp nhà soạn nhạc.
Năm Johann Strauss II 17 tuổi, khi cha ông Johann Strauss I bỏ gia đình đi với tình nhân, Emilie Trambusch, ông mới có thể thực sự học âm nhạc. Strauss II học hoà âm và đối vị với giáo sư lý luận âm nhạc Joachim Hoffmann. Tài năng của ông cũng được nhà soạn nhạc Josef Drechsler (còn được gọi là Drexler) người dạy ông các bài thực hành hòa âm ghi nhận. Một thầy dạy violin khác của ông là Anton Killmann, giáo viên phụ đạo ballet của nhà hát Opera Vienna cũng đã đưa ra những nhận xét xuất sắc về ông. Với những lợi thế này, ông đã được chính quyền Vienna cấp giấy phép biểu diễn. Trước tiên, ông thành lập một dàn nhạc nhỏ cho mình. Ông đã tuyển dụng thành viên cho dàn nhạc của mình tại hội quán "Zur Stadt Belgrad", nơi mà những nhạc sĩ dễ dàng tìm việc.
Tầm ảnh hưởng của Johann Strauss cha lên làng giải trí lúc bấy giờ đã làm cho người ta phải hết sức e dè khi quyết định hợp tác với Strauss con vì sợ làm mếch lòng người đi trước. Nhưng rồi Strauss con cũng thuyết phục được nhà nghỉ mát của Dommayer ở quận Hietzing, Vienna cho ông diễn buổi ra mắt. Báo chí địa phương nhanh chóng đưa tin về "cuộc chiến" giữa cha con nhà Strauss. Strauss cha giận dữ vì sự không vâng lời của con mình nên đã từ chối biểu diễn tại nhà nghỉ mát của Dommayer, nơi mà ông đã sớm đạt được nhiều thành công.
Strauss II trải qua những năm đầu trong sự nghiệp của mình rất khó khăn. Nhưng rồi ông sớm chiếm được cảm tình của khán giả khi ông chấp nhận lời đề nghị biểu diễn ở những nơi xa xôi hơn. Sự bổ nhiệm quan trọng đầu tiên dành cho nhà soạn nhạc trẻ là ông được trao vị trí danh dự “Chỉ huy dàn nhạc của trung đoàn công dân Vienna số 2”, mà vị trí này đã không có người thay thế kể từ khi Josef Lanne qua đời cách đó 2 năm. Vienna bị cuốn theo cuộc cách mạng tư sản vào ngày 24/02/1848 và cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa cha con nhà Strauss ngày càng lộ rõ hơn.
Thậm chí, Johann II đã quyết định đứng về phía những người cách mạng. Điều đó đã đựơc thể hiện qua tựa đề của những tác phẩm mà ông đã sáng tác trong giai đoạn này như điệu waltz Freiheitslieder (Bài ca tự do) op.52, Burschenlieder op.55 cũng như "Hành khúc cách mạng" op.54 và Studenten Marsch op.56 vô cùng sôi nổi. Điều này lý giải vì sao hoàng gia Áo đã hai lần từ chối ông vị trí "KK Hofballmusikdirektor" mong muốn - vị trí được phê chuẩn lần đầu đặc biệt dành cho Johann I như một sự thừa nhận những đóng góp về âm nhạc của ông. Hơn nữa Strauss con còn bị chính quyền Vienna chỉ trích gay gắt vì đã cho công diễn tác phẩm có tính tuyên truyền La Marseillaise, một tác phẩm nung nấu tinh thần cách mạng. Tuy nhiên, về sau thì ông được tuyên trắng án. Không lâu sau đó, ông soạn bản GeiBelhiebe Polka op.60, trong đó có chứa nhiều yếu tố của La Marseillaise trong phần 'Trio’ như một lời đáp trả bằng âm nhạc cho việc chính quyền đã bắt giữ ông. Còn Strauss cha vẫn giữ lòng trung thành với nền quân chủ Danube và soạn tác phẩm Hành khúc Radetzky op.228 đề tặng thống chế vùng Habsburg là Joseph Radetzky von Radetz, mà về sau nó trở thành tác phẩm nổi tiếng nhất của ông.
Ông kết hôn ba lần. Chỉ lần thứ ba, ông mới sống trong hạnh phúc. Johann Strauss II kết hôn với ca sĩ Jetty Treffz vào năm 1862 và xin vào vị trí KK Hofballmusikdirektor (Giám đốc âm nhạc của vũ hội hoàng gia) mà sau nhiều lần bị từ chối vì những rắc rối với chính quyền, cuối cùng thì ông cũng đựơc nhận vào năm 1863. Sự tham gia của ông vào những vũ hội hoàng gia có nghĩa rằng tác phẩm của ông đã lên tới tầm được hoàng gia thưởng thức. Ông cưới người vợ thứ hai, Angeliaka Dittrich (một nữ diễn viên) vào năm 1878. Người vợ này không nhiệt tình hỗ trợ ông trong sự nghiệp âm nhạc và cũng có sự khác biệt về quan điểm và tuổi tác, đặc biệt là sự vô ý vô tứ của cô ta đã khiến ông phải tìm cách li dị. Strauss không được nhà thờ Thiên Chúa giáo La Mã cho phép li dị và do đó, ông đã cải đạo và đổi quốc tịch để trở thành công dân của Saxe-Coburg-Gotha vào ngày 28/01/1887. Strauss II tìm thấy niềm an ủi nơi người vợ thứ ba của ông là Adele.
Ông cưới Adele vào ngày 15/08/1887. Bà đã khuyến khích và khơi lại tài năng sáng tác của ông với những tác phẩm âm nhạc như Der Zigeunerbaron và Waldmeister, cùng các điệu waltz 'Kaiser-Walzer', "Kaiser Jubilaum', 'Marchen aus dem Orient' op.444 và 'Klug Gretelein' op. 462. Ông đã sáng tác hơn 500 tác phẩm cho các thể loại nhạc khiêu vũ waltzes, polka, diễu hành, và galop. Ông là con của Johann Strauss I và là anh cả của Josef Strauss và Eduard Strauss. Johann Strauss II là thành viên nổi tiếng nhất của nhà Strauss. Ông được biết đến với tư cách là "Vua thể loại Waltz" và có những đóng góp to lớn cho sự nổi tiếng của waltz tại Vienna thế kỷ 19. Ông đã cách mạng hóa waltz, phát triển nó từ một thể loại khiêu vũ quần chúng thành một loại hình giải trí trong cung đình của nhà Habsburg. Các tác phẩm của ông giành được tiếng vang lớn gồm có "The Blue Danube", "Wein, Weib und Gesang", "Tales from the Vienna Woods", "Tritsch-Tratsch-Polka", "Kaiser-Walzer" và Die Fledermaus.
Những gì Johann Strauss cha khởi xướng ở Wien thì ba con trai của ông Johann Strauss (con), Joseph và Eduard Strauss tiếp tục và hoàn thiện, làm cho nhạc Walzer trở thành phổ biến và đưa nó tới tột đỉnh. Vì vậy người đời gọi dòng họ Strauss là triều đại Strauss trong âm nhạc. Sự nổi bật của dòng họ Strauss được thể hiện tại buổi hoà nhạc "Perpetual Music" (Âm nhạc bất tận) vào những năm 1860. Trong ba người con thì Johann II là nổi tiếng nhất. Trong những vũ khúc nổi tiếng Strauss viết trong gian đoạn này còn có các bản waltz Sangerfahrten op. 41, Liebeslieder op. 114, Nachtfalter op. 157, Accelerationen op. 234 cùng các điệu polka Annen op. 117 và Tritsch-Tratsch-Polka op. 214.
Âm hưởng của dòng họ Strauss
Dàn nhạc Wiener Johann Strauss được thành lập năm 1866, thực hiện buổi diễn với cách chỉ huy truyền thống "Vorgeiger" là cầm một cây violin trên tay và cách này trở thành truyền thống gia đình nhà Strauss. Nhạc sĩ Áo Willi Boskovsky (1909-1991) biểu diễn nhạc của Strauss cũng theo truyền thống gia đình nhà Strauss. Điều này làm ta liên tưởng tới nhạc trưởng Hà Lan Andre Rieu chơi đàn violin khi chỉ huy dàn nhạc. Năm 1929, nhạc sĩ Áo Clemens Krauss (1893-1954) tổ chức một chương trình đặc biệc chỉ trình diễn toàn nhạc của nhà Strauss với dàn nhạc Wien. Johann Strauss được nhiều nhạc sĩ ngưỡng mộ: Richard Wagner thích nhạc phẩm Wein, Weib und Gesang – Rượu, đàn bà, và ca hát. Con gái của Strauss tìm đến Brahms để xin bút tích vào cái quạt của mình (một phong tục thời đó). Thường thì nhà soạn nhạc sẽ viết một vài dòng nhạc nổi tiếng nhất của ông và ký tên vào. Tuy nhiên, Brahms đã viết một đoạn của một bản nhạc walzer nổi tiếng của Strauss và viết ở dưới rằng: "Thật không may, đây không phải là bản nhạc của Johannes Brahms". Những người hâm mộ khác như nhạc sĩ Đức Richard Strauss khi sáng tác bản nhạc walzer Rosenkavalier của mình đã nói: "Làm sao tôi có thể quên được thiên tài tươi vui (Johann Strauss II) của Wien". Ngày nay âm nhạc của nhà Strauss được biểu diễn ở buổi hòa nhạc thường niên đầu năm – Neujahrskonzert - của dàn nhạc Wien.
Khi Strauss cha mất năm 1849 vì bệnh sốt phát ban ở Vienna, Strauss con đã sáp nhập hai dàn nhạc lại và tiến hành các cuộc lưu diễn xa hơn. Sau đó ông cũng soạn một số các hành khúc ái quốc đề tặng cho quốc vương Habsburg, như hành khúc Kaiser Franz-Josef op. 67 và hành khúc Kaiser Franz Josef Rettings Jube' op. 126. Có lẽ ông làm vậy là để lấy lòng vị quốc vương mới lên ngôi sau cuộc cách mạng 1848. Sau khi thành lập dàn nhạc đầu tiên của mình trước khi cha mất, ông thành lập thêm nhiều dàn nhạc khác để đáp ứng cho nhiều điểm giải trí khác nữa như vũ hội 'Sperl', 'Apollo', nơi ông đã đề tặng những sáng tác được đặt tên tương xứng để kỷ niệm những buổi diễn đầu tiên ở đó. Sau đó ông đã nhận lời mời đi biểu diễn ở Nga để phục vụ Hoàng tử Áo Michael và Sa hoàng Alexander II, đặc biệt là ở Pavlovsk nơi xây dựng một tuyến đường sắt mới. Khi lời mời biểu diễn quá nhiều đến nỗi một mình ông không thể kham hết được, ông phải tìm sự tiếp sức của hai người em trai là Josef và Eduard để làm đại diện cho ông khi ông vắng mặt vì lý do sức khoẻ hay vì quá bận rộn.
Vào năm 1853, ông thậm chí đã phải vào viện điều dưỡng để phục hồi sức khoẻ khi ông bị run người và đau đầu. Mẹ của ông, Anna Strauss, lo lắng rằng công việc kinh doanh của gia đình mà mình rất quan tâm sẽ bị sụp đổ nên đã thuyết phục Josef miễn cưỡng chấp nhận giữ vai trò điều hành cho dàn nhạc Strauss. Cư dân Vienna đã nồng nhiệt đón nhận cả hai anh em và thậm chí, Johann cũng đã từng thừa nhận : "Trong hai chúng tôi, Josef là người tài năng hơn, tôi chỉ được biết đến nhiều hơn mà thôi". Josef bắt đầu để lại dấu ấn riêng trong những điệu waltz mà ông sáng tác. Cuộc cạnh tranh mới này đã đem đến nhiều điều tốt đẹp cho sự phát triển của điệu waltz khi Johann Strauss II tiếp tục củng cố vị trí "ông vua của điệu waltz" bằng điệu waltz tuyệt hảo "Dòng Danube xanh" của mình. Ban đầu, đây chỉ là một bản waltz cho dàn hợp xướng với lời ca sáo rỗng do một nhà thơ người địa phương viết.
Danh tiếng của Johann Strauss con vượt xa danh tiếng của cha mình và ông trở thành một trong những tác giả điệu waltz phổ biến nhất thời kỳ đó, ông cùng với dàn nhạc của mình đã lưu diễn khắp các nước Áo, Ba Lan, Đức. Sẽ là một hiện tượng rất bình thường khi khán giả của Strauss chỉ tiếp cận được ánh hào quang của ông qua một buổi diễn duy nhất trước khi ông lại vội vã di chuyển trên chiếc xe ngựa truyền thống đến một nơi khác để đáp ứng các lời mời biểu diễn khắp nơi. Đó có lẽ là kiểu nghệ thuật quảng cáo tối thượng và được thể hiện trên các tấm áp phích giăng khắp nơi biểu diễn với tuyên bố đầy tự hào: "Heute Spielt der Strauss!" (Hôm nay Strauss biểu diễn). Ông cũng tới thăm Nga, ở đó, ông biểu diễn tại Pavlovsk và viết nhiều tác phẩm mà khi quay về nước ông đã đặt tên lại cho phù hợp với khán giả Vienna. Ông còn đến Anh, nơi ông biểu diễn với người vợ đầu tiên của mình là Jetty Treffz tại Nhà hát Covent Garden, đến Pháp, Ý, và sau đó là đến Mỹ trong những năm 1870, ở đó ông đã tham dự vào Festival Boston và là nhạc trưởng trong buổi biểu diễn của 1000 nhạc công mang tên "Buổi hoà nhạc khổng lồ".
Sự nổi bật của bộ ba Strauss được thể hiện tại buổi hoà nhạc “Perpetual Music” (Âm nhạc bất tận) vào những năm 1860 nơi bản nhạc với đề tựa rất phù hợp với buổi diễn 'Perpetuum Mobile' musical joke op. 257 được biểu diễn liên tục dưới sự chỉ huy của cả ba anh em nhà Strauss với ba dàn nhạc lớn. Trong thời gian này, cả ba anh em cũng tổ chức nhiều hoạt động âm nhạc đan xen trong các buổi biểu diễn của họ ở Vienna Vlksgarten để khán giả đến xem cũng có thể tham gia. Ví dụ như, dàn nhạc sẽ trình diễn một khúc nhạc mới và khán giả sẽ được yêu cầu đoán xem ai là tác giả của khúc nhạc này trong khi trên tờ chương trình chỉ tiết lộ một chi tiết nhỏ là khúc nhạc được viết bởi 'Strauss' kèm theo những dấu chấm hỏi.
Johann Strauss (gồm cả gia đình nhà Strauss) không phải là không có đối thủ. Johann Strauss II mặc dù là nhà soạn nhạc khiêu vũ được ưa chuộng nhất từ những năm 1860 đến những năm 1890, thì cuộc cạnh tranh khốc liệt vẫn diễn ra với các "đối thủ" Karl Michael Ziehrer và Emile Waldteufel, người đang lăm le chiếm vị trí của ông ở Paris. Phillip Fahrbach cũng từ chối Strauss II vị trí "KK Hofballmusikdirektor" trong lần đầu tiên ông xin vào chức vụ này.
Trước đó, Johann Strauss I đã phải đối đầu với cuộc cạnh tranh dai dẳng với các đồng nghiệp khác như Josef Lanner và Josef Gungl. Sau khi Johann và Josef mất đi, Ziehrer thậm chí còn làm lu mờ hình ảnh của gia đình Strauss và đưa ra nhiều thách thức hơn đối với Eduard. Nhà soạn nhạc operetta người Đức Offenbach, người làm nên tên tuổi của mình ở Paris, cũng đem đến nhiều thách thức cho Strauss trong lĩnh vực soạn operetta. Sau này, sự xuất hiện của Lehár, một nhạc sĩ vĩ đại về thể loại operetta, đã mở ra một kỷ nguyên rực rỡ ở Vienna và gần như che lấp hoàn toàn sự thống thị của nhà Strauss trong thế giới operetta.
Johann Strauss được các nhà soạn nhạc nổi bật của thời đại ngưỡng mộ, trong đó có Richard Wagner, người đã từng thừa nhận rằng ông yêu điệu waltz Wein, Wib und Gesang op. 333. Ngoài ra còn có người bạn Johannes Brahms, người mà ông đã viết tặng các điệu waltz như Seid umschlungen, Millionen hay Be Embraced Millions op. 443 lấy cảm hứng từ những vần thơ của Friedrich Schiller. Có một câu chuyện thỉnh thoảng vẫn được kể lại trong tiểu sử của cả hai ông rằng, con gái của Strauss tìm đến Brahms để xin bút tích vào cái quạt của mình (một phong tục thời đó). Thường thì nhà soạn nhạc sẽ viết một vài dòng nhạc nổi tiếng nhất của ông và ký tên vào. Tuy nhiên, Brahms đã viết một đoạn của một bản nhạc waltz nổi tiếng của Strauss và viết ở dưới rằng: "Thật không may, đây không phải là bản nhạc của Johannes Brahms". Những người hâm mộ khác như Richard Strauss (không có họ hàng gì với gia đình Strauss) khi sáng tác bản nhạc waltz Rosenkavalier của mình đã nói: "Làm sao tôi có thể quên được thiên tài tươi vui của Vienna", ý nói đến Johann Strauss II.
Những vở operetta khác của Strauss không đạt được những thành công lâu dài như những bản nhạc waltz của ông và hai vở Die Fledermaus và Der Zigeunerbaron. Mặc dù các vở operetta của ông không được phổ biến lắm, nhưng có nhiều đoạn nhạc khiêu vũ trích từ giai điệu của chúng được đón nhận nhiệt liệt như Cagliostro-Walzer op. 370 và Rosen aus dem Suden(Những đóa hồng phương nam) op.388. Ông cũng soạn một vở opera, Ritter Pásmán, có phần lời chưa chuẩn lắm nhưng có sự liên kết khăng khít với điệu waltz và điệu polka . Đó cũng có thể là một phần thất bại của ông khi cho thấy ông không thể viết những bản nhạc nghiêm túc. Thật vậy, ngoài operetta thứ ba cũng là operetta thành công nhất của ông, Die Fledermaus 1874, các nhà phê bình ở Vienna cho rằng tác phẩm của ông chỉ là kiểu mẫu của điệu waltz và điệu polka. Tuy nhiên, Eduard Hanslick, nhà phê bình khó tính nhất và cũng là một người ủng hộ ông nhiệt tình nhất đã viết khi Strauss mất năm 1899 rằng cái chết của ông sẽ đặt dấu chấm hết cho thời kỳ hạnh phúc của Vienna. Johann Strauss II qua đời vì bệnh viêm phổi tại Vienna vào năm 1899 ở tuổi 74 và được chôn cất tại Zentralfriedhof. Khi mất, ông còn đang viết dở dang vở ballet Aschenbrodel.
Ngày nay, do sự nỗ lực của Clemens Krauss, âm nhạc của Strauss còn được biểu diễn ở buổi diễn thường niên Neujahrskonzert của dàn nhạc Vienna. Clemens Krauss là người đã biểu diễn trong một chương trình đặc biệc chỉ toàn nhạc của nhà Strauss vào năm 1929 với dàn nhạc Vienna. Nhiều người biểu diễn nhạc của Strauss theo những cách khác nhau, trong đó có Willi Boskovsky, ông đã thực hiện buổi diễn với cách chỉ huy truyền thống "Vorgeiger" là cầm một cây violin trên tay như truyền thống gia đình nhà Strauss vẫn thường làm. Herbert von Karajan và nhà chỉ huy opera Riccardo Muti cũng vậy. Ngoài ra còn có dàn nhạc Wiener Johann Strauss được thành lập năm 1866 cũng bày tỏ lòng kính trọng trong các buổi lưu diễn mình. Với dàn nhạc này, gia đình Strauss được mọi người biết đến.
Hầu hết các tác phẩm của Strauss mà chúng ta đã rất quen thuộc ngày nay đều tồn tại dưới những hình thức khác so với ý tưởng ban đầu của Johann Strauss II và những người em trai của ông khi Eduard Strauss đã đốt một số lượng lớn những bản gốc của các tác phẩm viết cho dàn nhạc của Strauss ở quận Mariahilf ở Vienna vào năm 1907. Tuy nhiên, những người hâm mộ Johann Strauss ở khắp nơi trên thế giới đã thu thập và tập hợp lại một lượng lớn những tác phẩm bị phá huỷ này để cho những thế hệ sau có thể hiểu rõ được giá trị của chúng. Người còn sống duy nhất Eduard Strauss đã dùng biện pháp quyết liệt này nhằm bảo vệ những tác phẩm của nhà Strauss khỏi bị những nhà soạn nhạc khác cho là của mình. Điều này có thể làm dấy lên một cuộc cạnh tranh với một nhà soạn nhạc nổi tiếng chuyên về điệu waltz và hành khúc khác là Karl Michael Ziehrer.
Một số tác phẩm nổi tiếng nhất của Johann Strauss bao gồm The Blue Danube, Kaiser-Walzer, Tales from the Vienna Woods, và Tritsch-Tratsch-Polka. Trong số operetta của mình, hai vở Die Fledermaus và Der Zigeunerbaron là nổi tiếng nhất.
The Blue Danube

Tác phẩm The Blue Danube đã trở thành nhạc nền cho một số bộ phim hoạt hình của hãng Warner Bros như A Corny Concerto với chú thỏ láu thông minh, tinh quái và Đa-nuýp xanh còn xuất hiện trong phim 2001: A Space Odyssey - bộ phim điện ảnh khoa học viễn tưởng đạt doanh thu khổng lồ và được nhận tới 7 đề cử giải Oscar. Những thành công mà bộ phim gặt hái được có một phần không nhỏ nhờ vào những hiệu ứng âm thanh với sự kết hợp tinh tế giữa âm nhạc và cảnh quay. Sự thành công này đã khiến Đa-nuýp xanh sau đó xuất hiện liên tục trong các bộ phim và trở thành một trong những tác phẩm giao hưởng được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực điện ảnh. Bản nhạc mang đậm phong cách Viên này còn được coi là bản quốc ca không chính thức của Áo. Điệu nhạc van du dương thường được phát trên tất cả các kênh truyền hình quốc gia và đài phát thanh của Áo vào những thời điểm quan trọng như đón chào năm mới, Giáng sinh. Tại Viên, sáng đầu năm nào cũng có một buổi hoà nhạc giao hưởng và một quy luật bất thành văn - bản Đa-nuýp xanh phải được chơi trong hôm đó. Hàng năm cứ mỗi lần đón chào năm mới, hàng trăm triệu khán giả truyền hình trên khắp thế giới đều háo hức chờ đợi dàn nhạc giao hưởng “Wiener Philharmoniker” của Áo trình diễn buổi hoà nhạc truyền thống “New Year Concert” chào mừng năm mới với bản nhạc kết thúc luôn luôn là bản Waltz “The Blue Danube” của Johann Strauss II."The Blue Danube" được công diễn lần đầu tiên vào 9 tháng 2 năm 1867 trong buổi hoà nhạc của Ban Thánh ca nam thành Viên (Vienna Men's Choral Association). Phần lời ca do Josef Weyl viết dưới cái tên “An der schönen blauen Donau” (On the Beautiful Blue Danube-Trên dòng sông Đa nuýp xanh xinh đẹp).Tuy nhiên lúc này bản nhạc chưa được nhiều người chú ý. Cũng năm đó, tại hội chợ Quốc tế Paris (World's Fair in Paris). Johann Strauss đã chuyển soạn bài này thành một phiên bản cho dàn nhạc hoà tấu với tên gọi là “Le beau Danube bleu” (Blue Danube Waltz) và đã thành công rực rỡ ngay từ buổi trình diễn đầu tiên. Từ đó về sau bản The Blue Danube soạn cho dàn nhạc hoà tấu, được nhiều dàn nhạc nổi tiếng trên thế giới trình diễn và đã trở thành một trong những tác phẩm âm nhạc được yêu thích nhất. The Blue Danube phần lời nhạc để hát theo do Josef Weyl viết và được chính Johann Strauss II đồng ý cho sử dụng trong Hội Chợ Quốc tế Paris năm 1867. Tuy nhiên sau đó thì phần lời hát đã bị lược bỏ để chỉ còn lại giai điệu, phần lời cũng được biên dịch ra cho nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới. The Blue Danube không chỉ làm cho người nghe mê đắm mà cũng còn là một tác phẩm được ngay cả những nhà soạn nhạc hàng đầu thế giới khâm phục. Nhà soạn nhạc vĩ đại Johannes Brahms cũng đã phải khâm phục khi ghi những trang đầu của sheet nhạc The Blue Danube rằng "Thật đáng tiếc rằng bản nhạc này không phải do Johannes Brahms sáng tác".

The Blue Danube
Lời tiếng Đức

Donau so blau,
so schön und blau,
durch Tal und Au
wogst ruhig du hin,
dich grüßt unser Wien,
dein silbernes Band
knüpft Land an Land,
und fröhliche Herzen schlagen
an deinem schönen Strand.

Weit vom Schwarzwald her
eilst du hin zum Meer,
spendest Segen
allerwegen,
ostwärts geht dein Lauf,
nimmst viel Brüder auf:
Bild der Einigkeit
für alle Zeit!
Alte Burgen seh'n
nieder von den Höh'n,
grüssen gerne
dich von ferne
und der Berge Kranz,
hell vom Morgenglanz,
spiegelt sich in deiner Wellen Tanz.

Die Nixen auf dem Grund,
die geben's flüsternd kund,
was Alles du erschaut,
seit dem über dir der Himmel blaut.
Drum schon in alter Zeit
ward dir manch' Lied geweiht;
und mit dem hellsten Klang
preist immer auf's Neu' dich unser Sang.

Halt' an deine Fluten bei Wien,
es liebt dich ja so sehr!
Du findest, wohin du magst zieh'n,
ein zweites Wien nicht mehr!
Hier quillt aus voller Brust
der Zauber heit'rer Lust,
und treuer, deutscher Sinn
streut aus seine Saat von hier weithin.

Du kennst wohl gut deinen Bruder, den Rhein,
an seinen Ufern wächst herrlicher Wein,
dort auch steht bei Tag und bei Nacht
die feste treue Wacht.
Doch neid' ihm nicht jene himmlische Gab',
bei dir auch strömt reicher Segen herab,
und es schützt die tapfere Hand
auch unser Heimatland!

D'rum laßt uns einig sein,
schliesst Brüder, fest den Reih'n,
froh auch in trüber Zeit,
Mut, wenn Gefahr uns dräut,
Heimat am Donaustrand,
bist uns'rer Herzen Band,
dir sei für alle Zeit
Gut und Blut geweiht!


Das Schifflein fährt auf den Wellen so sacht,
still ist die Nacht,
die Liebe nur wacht,
der Schiffer flüstert der Liebsten ins Ohr,
daß längst schon sein Herz sie erkor.
O Himmel, sei gnädig dem liebenden Paar,
schutz' vor Gefahr es immerdar!
Nun fahren dahin sie in seliger Ruh',
O Schifflein, far' immer nur zu!

Junges Blut,
frischer Muth,
o wie glücklich macht,
dem vereint ihr lacht!
Lieb und Lust
schwellt die Brust,
hat das Größte in der Welt vollbracht.

Nun singst ein fröhliches seliges Lied,
das wie Jauchzen die Lüfte durchzieht,
von den Herzen laut widerklingt
und ein festes Band um uns schlingt.

Frei und treu in Lied und Tat,
bringt ein Hoch der Wienerstadt,
die auf's Neu' erstand voller Pracht
und die Herzen erobert mit Macht.

Und zum Schluß
bringt noch einen Gruß
uns'rer lieben Donau dem herrlichen Fluß.
Was der Tag
uns auch bringen mag,
Treu' und Einigkeit
soll uns schützen zu jeglicher Zeit!


Lời tiếng Anh

Danube so blue,
so bright and blue,
through vale and field
you flow so calm,
our Vienna greets you,
your silver stream
through all the lands
you merry the heart
with your beautiful shores.

Far from the Black Forest
you hurry to the sea
giving your blessing
to everything.
Eastward you flow,
welcoming your brothers,
A picture of peace
for all time!
Old castles looking
down from high,
greet you smiling
from their steep
and craggy hilltops,
and the mountains' vistas
mirror in your dancing waves.

The mermaids from the riverbed,
whispering as you flow by,
are heard by everything
under the blue sky above.
The noise of your passing
is a song from old times
and with the brightest sounds
your song leads you ever on.

Stop your tides at Vienna,
it loves you so much!
Whenever you might look
you will find nowhere like Vienna!
Here pours a full chest
the charms of happy wishes,
and heartfelt German wishes
are flown away on your waters.

 

You know very well your brother, the Rhine,
on its banks grows a magnificent wine,
there is also, day and night,
the fixed and faithful watch.
But envy him not those heavenly gifts
by you, too, many blessings stream down
and the brave hand protects
our homeland!

Therefore let us be united,
joined brothers, in strong ranks,
happy in troubled times;
Brave, when danger threatens us,
Home on the Danube beach,
are the hearts of our band,
To thee for all time
Good and blood are consecrated!

The boat travels on the waves so softly,
still is the night,
love watching only
the sailor whispers in the lover's ear,
that his heart long ago she owned.
O Heaven, have mercy on the loving couple,
protect them from danger there forever!
Now they pass on in blissful repose,
Boat, sail always on!

Young blood
fresh courage,
O how happy,
it unites laughter!
Love and passion
fills the breast –
it's the greatest in the world.

Now sing a cheerful and blessed song,
the jubilation as the air permeates
echoed loudly by the heart
and tie a band around us.

Free and faithful in song and deed,
Bring a height to Vienna city
bought it on the new full glory
and conquered with force.

And in conclusion
brings even a greeting
to our love of the beautiful Danube River.
Whatever the day
may bring us,
Loyalty and unity
is to protect us all the time!

The Blue Danube by Adres Rieu

“Dòng Sông Xanh” tiếng Việt do Phạm Duy viết lời từ bản nhạc này.

Một dòng xanh xanh, một dòng tràn mông mênh
Một dòng nồng ý biếc, một dòng sầu mấy kiếp
Một dòng trời xao xuyến, một dòng tình thương mến
Một dòng còn quyến luyến, một dòng nhớ
Quay về miền đời lúc mơ huyền

Ánh dương lên xôn xao, hai ven bờ sông sâu
Cười ròn tiếng người, đẹp lòng sớm mai.
Những cô em tươi môi ngồi giặt yếm yên vui
Thả ý thắm theo người chở gió về suôi.
Hát vang lên cho vui, cô nàng ngồi bên tôi
Đời là khúc nhạc, đời là tiếng thơ
Nước sông reo như ru cuồn cuộn sóng trôi xa
Là tiếng hát mơ hồ mời đón lòng ta.

Sông về sông dào dạt ý
Hát tang bồng theo tầu mà đi
Ai giang hồ sau ngàn hải lý
Lỡ tình duyên nơi đâu đó ghé qua kinh kỳ.
Ôi, mắt em hoe như mây chiều rơi, rơi vàng lòng đời.
Ôi, mắt em xanh như đêm dài, đời người quên kiếp mai.
Sông về, sông cười ròn tiếng
Yêu mối tình bên bờ Thành Vienne.
Đôi giang hồ quay về bờ bến
Ngỡ mình vui trong ánh sáng muôn sao Thiên Đàng.

Ngày ấy, có tiếng ai khoan hò thuyền về.
Ngày ấy, có dáng em soi dòng chiều hè.
Ngày ấy, có tiếng ta hát gọi tình về
Nước sông miên man trôi đi.
Ngày ấy, lúc đến với em một lời thề.
Ngày ấy, lúc nói với em một chuyện gì.
Ngày ấy, lúc vui cuộc sống nhịp tràn trề
Nước sông miên man trôi đi.
. . . . .
A á a a a a a a a a ! Em ơi ! Em ơi ! Yêu đi !
A á a a a a a a a a ! Có sóng nước trên sông ghi.
A á a a a a a a a a ! Em ơi ! Em ơi ! Ra đi !
A á a a a a a a a a ! Nước cũ đón đưa về...

Dòng sông xanh by Đoàn Chính


One Day When We Were Young

One Day When We Were Young – thường được gọi tắt là “One Day” – nguyên là một khúc hát trong cảnh 2 của vở operetta (opera ngắn) số 10 của Johann Strauss II viết vào năm 1885; đó là vở Gypsy Baron (Vị nam tước bụi đời). Trong nguyên tác, khúc hát này có tựa là “Who tied the knot?” (Ai đã kết hôn?). Bước sang thế kỷ thứ 20, một nhóm nhà soạn nhạc và ca kịch của Áo đã dựa vào giai thoại này cùng với các sáng tác Johann Strauss II để thực hiện một vở ca nhạc kịch có tựa đề Waltzer aus Wien (Waltzes from Vienna – Những bản luân vũ thành Viên), trình diễn ra mắt tại hí viện Stadttheater ngày 30 tháng 10 năm 1930. Bốn năm sau (1934), vở này kịch này được dựng lại tại Nhà hát Trung ương ở Broadway, thủ đô kịch nghệ của Hoa Kỳ, với tựa tiếng Anh The Great Waltz – Bản luân vũ để đời. “Bản luân vũ để đời” ở đây chính là bản “Who tied the knot?” trong vở “Gypsy Baron’” của Johann Strauss II đã nói tới ở đoạn trên. Vở The Great Waltz đã đạt thành công rực rỡ với 289 xuất diễn liên tục. Năm 1938, vở ca kịch này đã được hãng phim MGM đưa lên màn bạc, giữ nguyên tựa The Great Waltz nhưng với lời hát mới do Oscar Hammerstein II đặt. Tới năm 1949, hai nhà soạn nhạc nổi tiếng của Mỹ là Robert Wright và George Forrest đã phóng tác nhạc và lời hát trong vở operetta “Gypsy Baron” nguyên thủy của Johann Strauss II thành một vở The Great Waltz khác, để diễn tại nhà hát Los Angeles Civic Light Opera. Vở này đã được đưa lên sân khấu West End ở Luân-đôn năm 1970 với 605 xuất diễn liên tục. Năm 1972, vở The Great Waltz thứ hai này cũng được đưa lên màn bạc. Như vậy, chỉ tính lời hát bằng tiếng Anh, bản “Who tied the knot?” trong vở “Gypsy Baron” nguyên thủy của Johann Strauss II đã có ba lời hát khác nhau, và lời hát hiện nay chúng ta thường nghe qua băng, đĩa hát – One Day When We Were Young – là lời hát do Oscar Hammerstein II soạn cho cuốn phim The Great Waltz năm 1938.


The Great Waltz
One day when we were young
That wonderful morning in May
You told me you loved me
When we were young one day

Sweet songs of spring were sung
And music was never so gay
You told me you loved me
When we were young one day

You told me you loved me
And held me close to your heart
We laughed then, we cried then
Then came the ti-ime to part

When songs of spring are sung
Remember that morning in May
Remember you loved me
When we were young one day

We laughed then, we cried then
Then came the ti-ime to par-art
When songs of spring are sung
Remember that morning in May
Remember you loved me
When we were young one day…


Khúc hát thanh xuân – Phạm Duy
Ngày ấy khi Xuân ra đời
Một trời bình minh có lũ chim vui
Có lứa đôi, yêu nhau rồi
Hẹn rằng còn mãi không nguôi
Nhạc lắng hương xuân bồi hồi
Như vì tình ai tiếng hát lên ngôi
Nói với nhau, yêu nhau rồi
Một ngày còn mới tươi môi.
Rồi nắm tay cùng nói vui
Những câu êm êm không rời vai.
Rồi lả lơi, hình dáng ai
Khuất xa biến vào nẻo khơi.
Từ đó khi xuân tái hồi
Cho bùi ngùi thương nhớ tới xa xôi.
Nhớ tới câu thương yêu người
Một ngày tuổi mới đôi mươi.

So sánh bản lời Việt của Phạm Duy với bản lời Anh của Oscar Hammerstein II, tuy không thể gọi là một bản dịch, chúng ta thấy nội dung cũng tương tự, đó là những hoài niệm về tuổi thanh xuân, ngày hai người yêu nhau, thề hứa, rồi chia tay, nhưng vẫn mãi mãi là những kỷ niệm đẹp của đời người.

Khúc hát thanh xuân by Thái Hiền


Die Fledermaus

Die Fledermaus-Con Dơi-là một operetta rất nổi tiếng được sáng tác bởi Johann Strauss II trên libretto tiếng Đức của Karl Haffner và Richard Genée.
Nguồn gốc Die Fledermaus là một vở hài của nhà viết kịch người Đức Julius Roderich Benedix (1811-1873) tên là Das Gefängnis (Nhà tù). Một nguồn khác là một vở kịch tạp kỹ Pháp, Le Réveillon của Henri Meilhac và Ludovic Halevy. Vở này được dịch đầu tiên bởi Karl Haffner và là một vở kịch không có nhạc được ra mắt tại Vienna. Tuy nhiên, các tùy chỉnh của Le Réveillon (như Eva ăn tiệc đón năm mới) đã gây ra vấn đề. Vấn đề đã được giải quyết bằng cách làm cho thích nghi như một libretto cho Johann Strauss II. Tại thời điểm này, bản dịch của Haffner đã được làm cho thích ứng với Richard Genée, người sau đó đã tuyên bố thực hiện một bản dịch mới hoàn toàn nhưng ông chưa bao giờ gặp Haffner.
Die Fledermaus được công diễn vào ngày 5/4/1874 tại Theater an der Wien (Nhà hát Viên) ở Vienna và là một tiết mục thường xuyên của nhà hát kể từ đó. Nó đã ra mắt New York dưới sự chỉ huy của Rudolf Bial tại Nhà hát Stadt ngày 21/11/1874.
Buổi diễn ra mắt ở Đức đã diễn ra tại Gärtnerplatztheater, Munich vào năm 1875. Die Fledermaus được hát bằng tiếng Anh tại Nhà hát Alhambra London vào ngày 18/12/1876 với bản dịch do Hamilton Clarke thực hiện. Phiên bản London không diễn ở Đức cho đến năm 1895. Theo chuyên viên lưu trữ của Royal Opera House, Covent Garden, "Hai mươi năm sau khi operetta lyric ra mắt ở Vienna, Mahler đã nâng cao chất lượng nghệ thuật công trình của Strauss bằng cách diễn nó tại Nhà hát lớn Hamburg, các nhà hát hàng đầu ở châu Âu, đặc biệt là Vienna và Munich…
Vai diễn Eisenstein ban đầu được viết cho một giọng nam cao (tenor) nhưng ngày nay nó thường được hát bởi một giọng nam trung (baritone). Vai diễn Orlofsky đôi khi được thực hiện bởi một giọng nam cao hay giọng nam trung, đặc biệt là ở Vienna.
Màn 1:
Căn hộ của Eisenstein. Gabriel von Eisenstein đã bị kết án tám ngày tù vì xúc phạm một viên chức, một phần do sự bất lực của luật sư của ông, tiến sĩ mù. Adele, người giúp việc của Eisenstein, nhận được một lá thư từ cô em gái trong đội múa. Thư mời cô đến tiệc khiêu vũ của Hoàng tử Orlofsky. Cô giả vờ bức thư nói rằng dì của cô ốm rất nặng và xin cầu vắng mặt. Falke, người bạn của Eisenstein, đến để mời anh đến tiệc khiêu vũ (Duet: "Đi với tôi đến souper"). Eisenstein tạm biệt Adele và vợ Rosalinde, giả vờ ông sẽ vào tù (Terzett: "Ôi trời ơi, ôi, làm thế nào, tôi xin lỗi") nhưng thực sự vẫn có ý định trì hoãn vào tù một ngày để khiêu vũ. Sau khi Eisenstein ở lại, người yêu cũ của Rosalinde, giáo viên thanh nhạc Alfred tới tìm gặp nàng ("Dove đã trốn thoát"). Frank – Thống đốc nhà tù đến để triệu tập Eisenstein vào tù và tìm thấy Alfred thay thế. Để không phải thảo luận với Rosalinde, Alfred giả vờ là Eisenstein và đi cùng với Frank.
Màn 2:
Ngôi nhà mùa hè ở Villa Orlovsky. Thì ra, Falke với sự cho phép của Hoàng tử Orlofsky đã tìm được cách trả thù Eisenstein. Mùa đông trước đó, Eisenstein đã bỏ rơi Falke say rượu mặc bộ áo cánh dơi (từ đó có tiêu đề của vở opera ) ở trung tâm của thị trấn để rồi chế giễu Falke vào ngày hôm sau. Falke đã mời Frank, Adele, và Rosalinde đến dự tiệc khiêu vũ. Rosalinde giả vờ là một bá tước Hungary, Eisenstein đến bằng tên "Marquis Renard", Frank là "Chevalier thất vọng". Adele giả vờ là một nữ diễn viên. Buổi khiêu vũ đang diễn ra và Hoàng tử đang đón khách của mình ("Tôi thích mời bạn bè của tôi"). Eisenstein được giới thiệu với Adele, nhưng Eisenstein không phát hiện ra do cô ấy đóng quá đạt. Sau đó, Falke giới thiệu Rosalinde cải trang cho Eisenstein và Eisenstein cũng không phát hiện.
Màn 3:
Trong văn phòng của Thống đốc Frank, sáng hôm sau, mọi người đều thấy mình đang ở trong tù. Adele đến để có được sự hỗ trợ của Chevalier thất vọng trong khi Alfred muốn được ra khỏi tù. Thấy thái độ của Eisenstein tối hôm trước, Rosalinde bắt đầu muốn ly dị. Frank thì vẫn còn say. Cai ngục Frosch cách ly Adele và em gái Ida của cô. Hỗn loạn lên đến đỉnh điểm khi Falke xuất hiện và tuyên bố toàn bộ việc này là để trả thù cho "Die Fledermaus". Công việc còn lại là sắp xếp các quan hệ một cách hữu nghị (Eisenstein đổ lỗi cho ảnh hưởng của rượu, Frank tình nguyện hỗ trợ sự nghiệp nghệ thuật của Adele…). Nhưng, Eisenstein bắt buộc phải ngồi tù đủ ngày.

The Best of Johann Strauss




No comments: