Chiều tà |
Hàm Nghi (1871-1944), tên thật Nguyễn Phúc Ưng Lịch, là vị hoàng đế thứ tám của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ưng Lịch từ nhỏ sống trong cảnh bần hàn, dân dã với mẹ chứ không như hai người anh ruột ở trong cung. Ngày 2 tháng 8 năm 1884, tại điện Thái Hoà, ông được các phụ chính đại thần chủ trương chống Pháp là Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi ở tuổi 13.
Hàm Nghi là một người có đủ tư cách về dòng dõi, nhưng chưa bị cuộc sống giàu sang của kinh thành làm vẩn đục tinh thần tự tôn dân tộc, và điều quan trọng hơn hết là hai ông Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết có thể định hướng nhà vua về đại cuộc của đất nước một cách dễ dàng.
Tính khí khái của vị hoàng đế trẻ vừa lên ngôi vô tình khơi lại niềm kiêu hãnh dân tộc tự chủ, gióng lên tiếng chuông thức tỉnh thần dân. Bất kể lính Pháp đóng quân tại cố đô, vua Hàm Nghi và triều đình Huế vẫn tỏ thái độ đối đầu, không hèn…
Hoàng tử An Nam. Khoảng 1890-1891 Ảnh chụp của một tác giả khuyết danh |
Đầu tháng 7 năm 1885, sau trận tấn công giặc Pháp bất thành của quân triều Nguyễn ở đồn Mang Cá, tại rừng núi Tân Sở, vua Hàm Nghi tuyên hịch Cần Vương, kêu gọi sĩ phu và nông dân nổi dậy chống Pháp giành độc lập.
Dân chúng hưởng ứng phong trào rất đông. Trong cuốn “L’Empire de l’Annam”, Gosselin viết: “Tên của ông ấy đã trở thành ngọn cờ của nền độc lập quốc gia… Từ Bắc chí Nam, đâu đâu dân chúng cũng nổi lên theo lời gọi của ông vua xuất hạnh”. Tiếc thay vì lực lượng tản mát nên thế cô. Tháng 9 năm 1888, nhà vua bị bắt do nội phản, khi mới 17 tuổi.
Vô đề khoảng 1900-1903 tranh sơn dầu |
Vào 4 giờ sáng ngày 25 tháng 11 năm 1888, vua Hàm Nghi bị đưa xuống tàu đi vào Lăng Cô. Chiều chủ nhật, 13 tháng 1 năm 1889, nhà vua đến thủ đô Alger của Algérie. Suốt cuộc đời lưu vong, cựu hoàng không bao giờ nguôi ngoai niềm thương nước cũ. Thời gian đầu ở Alger, ông từ chối học tiếng Pháp vì cho rằng đây là ngôn ngữ của kẻ xâm lăng.
Tuy nhiên, người Pháp khi đó muốn chứng minh một điều ngược lại, họ đã may các bộ đồ hoàng tử tại cửa hàng hoàng gia theo lối Pháp và ép ông chỉ được phép mặc các bộ đồ theo lối đó. Sau khi cho vua mặc Âu phục, họ chụp lại các bức ảnh vua Hàm Nghi mặc quần áo hoàng tử Pháp rồi gửi về An Nam. Chính phủ thực dân đương thời muốn qua bức ảnh họ có thể truyền thông điệp cho dân chúng trong nước thấy rằng vị vua mà họ tôn kính đã thực sự quy phục người Pháp.
Vô đề khoảng 1900-1903 tranh sơn dầu |
Năm 1896, trong tình cảnh bị cưỡng bức đủ điều, vua Hàm Nghi đã đến với hội họa bằng tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc của một vị minh quân khi ông thực hiện hiện một bức chân dung tự họa bằng chì than đầu tiên. Bức chân dung tự họa này được vẽ theo ảnh chụp khi nhà vua mới lưu vong vài năm và trang phục trong ảnh vẫn là trang phục thuần túy của phong cách hoàng gia Việt Nam. Sau đó, ông đãin sao ra hàng loạt và tặng bức họa này cho những người ông gặp như tấm thẻ xã giao theo phong tục thời bấy giờ. Nhưng mục đích chính là muốn nói: “Tôi vẫn là vua của nước An Namvà người Pháp không thể khuất phục được lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc của vị vua như tôi”. Điều này có thể khẳng định thêm thông qua việc nhà vua gửi hai thẻ thăm viếng xã giao này về Đông Dương cho viên tướng Rheinartthường trú ở An Nam và cho Toàn quyền Đông Dương Richaud, trong thẻ thăm viếng đó ông đã tự ký và gọi mình là “Người chiến đấu chống lại người Pháp”.
Chiếu Cần Vương |
Một trong những bức vẽ như thế ông cũng đã tặng cho nhà điêu khắc, họa sĩ người Pháp Auguste Rodin. Dưới bức tranh vua Hàm Nghi đã ghi: “Gửi tới ngài Rodin/Mối giao cảm vạn cổ thân tình/Hoàng tử An Nam/ Ngày 21 tháng 7 năm 1899)” . Khi nhận được bức chân dung tự họa của vua Hàm Nghi, luật sư Louis Tirman, tỉnh trưởng của một số sở Toàn quyền Algeria thuộc Pháp không đánh giá về tính mỹ thuật của bức họa này, mà ông đánh giá cao về lòng dũng cảm và chắc chắn cho rằng đây là hành động được thúc đẩy bởi ý chí kháng Pháp của vị vua An Nam.
Vô đề 1930 tranh sơn dầu |
Vua Hàm Nghi đã đại diện cho chính mình, cho giới tinh hoa và tinh thần dân tộc Việt Nam qua những nét vẽ đầu tiên theo phong cách hiện thực như thế.
Người họa sĩ đã xen kẽ những phần rất chi tiết với những vùng được làm mờ để tạo ra bức chân dung tự họa này và ký tên bằng chữ Hán: Tử Xuân hoặc Xuân Tử. Trong một bức thư tâm sự với Georges Lahaye, nhà vua đã viết: “Tôi phải nói với bạn rằng, không phải người họa sĩ là kẻ thù của các bức ảnh”
Vô đề 1904 tranh sơn dầu |
Đám cưới của vua Hàm Nghi và Marcelle Laloe, 1904 |
No comments:
Post a Comment