Messiah (HWV 56) is an English oratorio composed by George Frideric Handel in 1741, with references from the Bible written by Charles Jennens, based on the King James Version, and the Psalms quoted in the Book of Common Prayer. Anglicans. Making its debut in Dublin on April 13, 1742, the first performance in London was held the following year. From its modest beginnings, Messiah gradually gained public attention, eventually becoming one of the most famous and most performed choral pieces in Western music. From Italian operas Handel's reputation was established in England, where he settled in 1713. Since the 1730s, he turned to oratorio in English to meet the tastes of the people here. The Messiah is Handel's sixth composer in this genre. Despite its similar structure to the traditional opera, the Messiah is not a play, nor is it a role, and there are very few lines. Jennes's lyrics are the deep narrative and accounts of the life of Jesus the Messiah, starting with the prophecies of Isaiah and other prophets, to the incarnation of man. , the suffering, and the resurrection of Jesus, all focus on his ultimate glory in heaven. Initially, when writing the Messiah, Handel dedicated only a moderate scale to choirs and instruments with many options for each genre. But after his death, the work was adapted to perform by orchestras and choirs on a much larger scale. Mozart and other composers rewritten and expanded the work. However, from the end of the 20th century, people tend to return to original works; Most of today's Messiah shows reflect Handel's original intention, though the "Messiah" products continue to grow. An almost complete version was recorded in the 78 rpm plastic disc set in 1928; Since then, Messiah has been regularly recording.
Christians believe that Jesus is the Messiah, the Messiah. Musical researcher Richard Luckett describes Handel's Messiah as "an account of Jesus' Christmas, Passion, Resurrection, and Ascension, beginning with God's promise through the proclamation of the the prophet and ending with the glory of Christ in heaven. " Unlike most of Handel's oratorios, unconcluded Messiah singers, no lead vocal, and very few quotes. Jennes's purpose is not to recreate the life and teachings of Jesus but to chant "The Mystery of God," referring to the Bible from the King James Version, and the Psalms cited in The Common Prayer Book of Anglicans. In most of Handel's oratorio, the chorus is the dominant, the choir only displays short paragraphs; But for Messiah, "the chorus itself has sublimited the work of creating intense emotions and highlighting messages," said Laurence Cummings, director of the Handel Symphony Orchestra. The three-part structure of the Messiah is similar to Handel's three operas, each with many "scenes" in Jennens division. Each "scene" has a number of "passages" expressed in the manner of speaking, aria, or chorus. There are two sections for the musical instruments, Sinavy's French overture, and the Pastoral Pifa, commonly known as the "pastoral symphony", at the center of Part I. In part one, the Old Testament prophets foretold the birth of the Messiah. The fact that the angels announce the good news to the pastors is reflected in the account of the Gospel of Luke. Part II describes Jesus' passion, death, resurrection and ascension, the Gospel preached throughout the world, and the glory of God expressed in a concise and concise way. "Hallelujah". Section III begins with the promise of salvation, followed by the prophecy of the Day of Judgment and the universal resurrection, ending with victory over sin and death, and praise for the Lord. high According to the musicologist Donald Burrows, those who do not have a basic understanding of the Bible find it difficult to grasp the content of the chorus. Thus, Jennens publishes and distributes annotations.
Charles Jennens was born around 1700 in a wealthy family that owned much of the land and property of Warwickshire and Leicestershire, inheriting his family's property later. Due to his religious and political views - in opposition to the Settlement Act of 1701 which allowed Hanoverians from Germany to rule over England - Jennens was not awarded a degree by Balliol College, Oxford. be appointed to public office. But family property allows him to pursue a more liberal lifestyle and spend more time with his passion for music and literature. Musicologist Donald Burrows wrote, "There is no doubt about Jennens lyrics." He was passionate and supportive to Handel, helping to release all Handel's monographs from Rodelinda in 1725. By 1741, after collaborating to form Saul, a friendship The warmth arose between Jennens and Handel, the Jennens family in Gopsall, where Handel frequently frequented. In a letter to Holdsworth dated July 10, 1741, Jennens first referred to Messiah, saying that the contents of the new school had just been completed, probably in the early summer. As a faithful Anglican and a believer in biblical authority, part of Jennens intentions is to challenge the Deismists, who reject the doctrine of God, with sovereignty, authority Involved in human problems. There is no evidence that Handel played an active role in recruiting and caring for the content of the chorus as he did for Saul; Perhaps he realized that editing Jennens' work was unnecessary.
The music of Messiah was completed in just 24 days at the speed of Handel's music. Shortly after July 10, 1741, Handel began writing music for the Messiah from August 22nd. The record shows that by August 28 he had completed Part I, September 6, Part II, and Part III on September 12, and two more days to complete the work on September 14. In the 259-page manuscript, there are exhibits The haste of the author is like ink marks, scratches, empty lines, and unsettled errors. However, according to music scholar Richard Luckett, for a large work like Messiah, the number of such errors is very small. At the end of the manuscript Handel writes "SDG" - Solo Deo Gloria, "Glory is reserved for God". This writing, along with the speed of writing, reinforced the belief that Handel had received divine inspiration while referring to the narrative from the Bible, as he narrated his experience of writing the chorus " Hallelujah, "" I saw heaven right before my eyes. " In his habit of writing a novel, Handel selected some of the compositions available for inclusion in the Messiah, such as the Italian duet composed a short time before and another twenty years before. Also, Se tu non lasci amore from 1722 was chosen as the background for "Where is your dead venom?"; "Your lust is pleasant". and "He will purify" was taken from the Quel fior che alla'ride (July 1741), "A child shall be born for us," and "We all are like sheep" , elephant 'fidarmi (July 1741). Historically, according to contemporary usage, Handel devoted a lot of space to musical instruments, and later editions added more detail to the original score. Handel edited the handwritten masterpieces several times before putting this work on the public. From 1742 to 1754, he continued to edit and rewrite individual parts, perhaps to accommodate the characteristics of each singer. The Messiah was first published in 1767, six years after Handel's death.
Trường ca Messiah
Messiah (HWV 56) là bản oratorio tiếng Anh do George Frideric Handel sáng tác năm 1741 với nội dung dẫn ý từ Kinh Thánh do Charles Jennens viết ca từ theo bản dịch King James, và những chương Thánh Vịnh trích từ Sách cầu nguyện chung của Anh giáo. Ra mắt công chúng tại Dublin ngày 13 tháng 4 năm 1742, buổi trình diễn đầu tiên tại Luân Đôn được tổ chức một năm sau đó. Từ những thành quả khiêm tốn lúc ban đầu, dần dà Messiah giành được sự quan tâm rộng rãi của công chúng, cuối cùng trở thành một trong những tác phẩm hợp xướng nổi tiếng nhất và được biểu diễn nhiều nhất trong nền âm nhạc phương Tây. Từ những vở opera tiếng Ý mà thanh danh của Handel được thiết lập trên đất nước Anh, nơi ông định cư từ năm 1713. Kể từ thập niên 1730, ông quay sang viết oratorio tiếng Anh nhằm đáp ứng thị hiếu của người dân ở đây; Messiah là sáng tác thứ sáu của Handel viết theo thể loại này. Dù có cấu trúc tương tự với thể loại opera truyền thống, Messiah không phải là một vở diễn, cũng không có những vai diễn, và rất ít lời thoại. Ca từ của Jennes là những ký thuật và những trầm tư sâu lắng về cuộc đời Chúa Giêsu là Đấng Messiah (Chúa Cứu Thế), khởi đi từ những lời tiên tri của Isaiah và những nhà tiên tri khác, đến sự hóa thân thành người, sự thống khổ, và sự Phục sinh của Chúa Giêsu, tất cả đều tập trung về vinh hiển sau cùng của ngài trên thiên đàng. Nguyên thủy, khi viết Messiah, Handel chỉ dành một quy mô vừa phải cho hợp xướng và các loại nhạc cụ với nhiều chọn lựa cho mỗi thể loại. Nhưng sau khi ông mất, tác phẩm đã được cải biên để trình diễn bởi những dàn giao hưởng và ban hợp xướng với quy mô lớn hơn nhiều. Mozart và những nhà soạn nhạc khác đã viết lại cũng như mở rộng tác phẩm. Tuy nhiên, từ cuối thế kỷ 20, người ta có khuynh hướng trở lại với sáng tác nguyên thủy; hầu hết những buổi trình diễn Messiah ngày nay đều thể hiện định ý sáng tác ban đầu của Handel mặc dù những sản phẩm "Messiah hoành tráng" vẫn tiếp tục phát triển. Một phiên bản gần như hoàn chỉnh được ghi âm trong bộ đĩa nhựa 78 rpm phát hành năm 1928; kể từ đó Messiah vẫn thường xuyên được ghi âm.
Kitô hữu tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Messiah tức là Chúa Cứu Thế. Nhà nghiên cứu âm nhạc Richard Luckett miêu tả Messiah của Handel là " một sự luận giải về sự Giáng sinh, Thương khó, Phục sinh, và về trời của Chúa Giêsu, khởi đầu với lời hứa của Thiên Chúa qua sự tuyên cáo của những nhà tiên tri và kết thúc với sự tôn vinh dành cho Chúa Kitô trên thiên đàng". Khác với hầu hết những bản oratorio của Handel, các ca sĩ trong Messiah không diễn kịch, cũng không có giọng nói dẫn chuyện chủ đạo, và rất ít diễn từ trích dẫn. Chủ đích của Jennes không phải là tái hiện cuộc đời và giáo huấn của Chúa Giêsu, nhưng là tụng ca "Sự Huyền nhiệm của Thiên Chúa", dẫn ý từ Kinh Thánh theo bản King James, và các chương Thi thiên được trích dẫn trong Sách Cầu nguyện chung của Anh giáo. Trong hầu hết những bản oratorio của Handel, giọng đơn ca giữ vị trí chủ đạo, ban hợp xướng chỉ trình bày những đoạn ngắn; nhưng với Messiah "chính phần hợp xướng đã làm thăng hoa tác phẩm khi tạo ra dòng cảm xúc mãnh liệt và làm nổi bật những thông điệp", theo nhận xét của Laurence Cummings, giám đốc Dàn nhạc Giao hưởng Handel Luân Đôn. Cấu trúc ba phần của Messiah cũng tương tự như những vở opera ba hồi của Handel, mỗi phần có nhiều "cảnh" theo sự phân chia của Jennens. Mỗi "cảnh" có một số "đoạn" được thể hiện theo cách hát nói, aria, hoặc hợp xướng. Có hai đoạn dành cho các loại nhạc cụ, đoạn dẫn nhập Sinfony theo phong cách French overture, và pastoral Pifa, thường gọi là "pastoral symphony", tại trung điểm của Phần I. Ở phần I, những nhà tiên tri thời Cựu Ước tiên báo sự giáng sinh của Đấng Messiah. Sự kiện các thiên sứ báo tin mừng cho những mục tử được thể hiện qua lời ký thuật của Phúc âm Lu-ca. Phần II thuật lại sự thương khó, sự chết, sự phục sinh và về trời của Chúa Giêsu, Phúc âm được rao giảng trên khắp thế giới, và sự vinh hiển của Thiên Chúa được thể hiện cách cô đọng và súc tích trong tuyệt khúc "Hallelujah". Phần III khởi đi từ lời hứa về sự cứu rỗi, kế tiếp là lời tiên báo về Ngày Đoán xét và sự sống lại phổ quát, rồi kết thúc với sự đắc thắng tội lỗi cùng sự chết, và sự ngợi ca dành cho Chúa Ki-tô. Theo nhà âm nhạc học Donald Burrows, những người không có sự hiểu biết căn bản về Kinh Thánh khó nắm bắt được nội dung của bản trường ca. Vì vậy, Jennens cho ấn hành và phân phối những bản dẫn giải.
Charles Jennens sinh khoảng năm 1700 trong một gia đình giàu có sở hữu nhiều đất đai và tài sản trong vùng Warwickshire và Leicestershire, về sau ông thừa kế tài sản của gia đình. Do quan điểm tôn giáo và chính trị của mình – phản đối Đạo luật Settlement năm 1701 cho phép thành viên Nhà Hanover đến từ Đức lên ngôi trị vì nước Anh - Jennens không được nhận văn bằng của Trường Balliol, Đại học Oxford, cũng không được bổ nhiệm vào các chức vụ công. Song, tài sản của gia đình cho phép ông theo đuổi nếp sống phong lưu và dành nhiều thời gian cho niềm đam mê âm nhạc và văn chương. Nhà âm nhạc học Donald Burrows viết, "không có chút nghi ngờ nào về tài năng viết ca từ của Jennens". Ông say mê và hỗ trợ tích cực cho Handel, trợ giúp tiền bạc để phát hành tất cả những bản tổng phổ của Handel kể từ Rodelinda năm 1725. Đến năm 1741, sau sự cộng tác để hình thành tác phẩm Saul, một tình bạn nồng ấm nảy sinh giữa Jennens và Handel, lãnh địa của gia đình Jennens tại Gopsall là nơi Handel thường xuyên lui tới. Trong bức thư gởi Holdsworth đề ngày 10 tháng 7 năm 1741, Jennens lần đầu tiên đề cập đến Messiah, nói rằng nội dung của bản trường ca vừa mới hoàn thành, có lẽ vào đầu mùa hè. Là một tín hữu Anh giáo mộ đạo và xác tín vào thẩm quyền Kinh Thánh, một phần trong chủ đích của Jennens là thách thức những người theo Thần giáo (Deism), họ bác bỏ giáo lý Thiên Chúa, với quyền tể trị, can thiệp vào các vấn đề của con người. Không có chứng cứ nào cho rằng Handel đóng vai trò tích cực trong việc tuyển lựa và chăm chút phần nội dung của bản trường ca như ông đã làm cho Saul; có lẽ ông nhận ra rằng chỉnh sửa tác phẩm của Jennens là không cần thiết.
Phần nhạc của Messiah được hoàn tất chỉ trong 24 ngày theo tốc độ viết nhạc của Handel. Sau khi nhận phần ca từ của Jennens, chỉ một thời gian ngắn sau ngày 10 tháng 7 năm 1741, Handel khởi sự viết nhạc cho Messiah từ ngày 22 tháng 8. Những gì được ghi lại cho thấy đến ngày 28 tháng 8 ông đã hoàn tất Phần I, ngày 6 tháng 9 Phần II, và Phần III vào ngày 12 tháng 9, rồi thêm hai ngày nữa để hoàn chỉnh tác phẩm vào ngày 14 tháng 9. Trong bản tổng phổ viết tay dày 259 trang có những chỗ phô bày sự vội vàng của tác giả như những dấu mực, vết xước, các dòng kẻ còn bỏ trống, và những lỗi chưa chỉnh sửa. Dù vậy, theo học giả âm nhạc Richard Luckett đối với một tác phẩm lớn như Messiah thì số lượng sai sót như thế là rất nhỏ. Cuối bản thảo Handel ghi "SDG" - Soli Deo Gloria, "Sự vinh hiển chỉ dành riêng cho Thiên Chúa". Dòng chữ này cùng tốc độ sáng tác đã củng cố niềm tin rằng Handel đã nhận lãnh sự soi dẫn thiên thượng trong khi phổ nhạc cho câu chuyện dẫn ý từ Kinh Thánh, như ông thuật lại trải nghiệm của mình khi viết bản hợp xướng "Hallelujah", "tôi đã nhìn thấy thiên đàng ngay trước mắt". Theo thói quen khi viết một tác phẩm mới, Handel chọn một số sáng tác có sẵn để đưa vào Messiah như bài song ca tiếng Ý sáng tác một thời gian ngắn trước đó và một bài khác viết từ hai mươi năm trước. Cũng vậy, Se tu non lasci amore từ năm 1722 được chọn làm phần nền cho "Hỡi sự chết, nọc độc của ngươi ở đâu?"; "Ách của Ngài dễ chịu". và "Ngài sẽ thanh tẩy" được rút ra từ Quel fior che alla’ride (tháng 7 năm 1741), "Một con trẻ sẽ được sinh cho chúng ta," và "Hết thảy chúng ta đều như chiên đi lạc" từ Nò, di voi non vo' fidarmi (tháng 7 năm 1741). Trong bản tổng phổ, theo tập quán đương thời, Handel dành nhiều khoảng trống cho các loại nhạc cụ, những ấn bản sau này đã thêm nhiều chi tiết vào bản tổng phổ nguyên thủy. Handel hiệu đính nhiều lần bản tổng phổ viết tay trước khi đưa tác phẩm này ra mắt công chúng. Từ năm 1742 đến 1754, ông tiếp tục hiệu đính và viết lại những phần riêng lẻ, có lẽ để thích ứng với đặc điểm của mỗi ca sĩ. Bản tổng phổ Messiah được phát hành lần đầu năm 1767, sáu năm khi Handel mất.
Trường ca Messiah được chia làm ba phần, tương ứng với các giai đoạn trong cuộc đời Chúa Giêsu. Phần thứ nhất trình bày những ký thuật về sự giáng sinh. Phần thứ hai nói về sự khổ hình, sự phục sinh, sự lên trời của Chúa Giêsu, và sự ủy thác của ngài cho các môn đồ đem thông điệp phúc âm đến toàn thế giới. Phần thứ ba dựa trên các biến cố ghi chép trong sách Khải Huyền của Thánh John. Phần lớn nội dụng của Messiah nhắc đến những lời tiên tri trong Cựu Ước báo trước sự giáng sinh và cuộc đời Chúa Giêsu. Aria giọng nữ cao "Tôi biết Cứu Chúa hằng sống" thường được cất lên trong các tang lễ Kitô giáo. Người ta tin rằng bản aria này là nhân tố gợi cảm hứng cho các sáng tác của Nhóm Tứ ca Westminster. Trên ngôi mộ của Handel là bức tượng của ông tay cầm những bản aria. Charles Jennens soạn lời cho Messiah trích từ Kinh Thánh bản King James. Phần trích Thi Thiên từ bản Great Bible. Jennens chia tác phẩm thành ba phần (hoặc hồi), mỗi hồi có vài cảnh:
Hồi I: Sự Giáng sinh
Cảnh 1: Lời Tiên tri về sự cứu rỗi
Cảnh 2: Lời Tiên tri về sự Giáng sinh của Đấng Messiah
Cảnh 3: Điềm báo cho thế giới
Cảnh 4: Lời Tiên tri về sự trinh thai
Cảnh 5: Thiên sứ báo tin cho các mục tử
Cảnh 6: Các phép lạ của Chúa Ki-tô
Phần II: Sự Khổ hình
Cảnh 1: Sự hi sinh, sự khổ nhục, và sự hấp hối của Chúa Giêsu trên thập tự giá
Cảnh 2: Sự chết, sự xuống âm phủ, và sự phục sinh của Chúa Giêsu
Cảnh 3: Sự lên trời
Cảnh 4: Ngài được vinh hiển trên Thiên đàng
Cảnh 5: Khởi đầu công cuộc truyền bá phúc âm
Cảnh 6: Thế giới và các nhà cầm quyền khước từ phúc âm
Cảnh 7: Sự khải hoàn của Thiên Chúa
Phần III: Lai thế - Lời hứa của sự sống đời đời
Cảnh 1: Lời hứa về sự cứu rỗi từ lúc Adam sa ngã
Cảnh 2: Ngày Phán xét
Cảnh 3: Chiến thắng sự chết và tội lỗi
Cảnh 4: Sự vinh hiển của Chúa Kitô
Nhiều ca từ có gợi ý từ Cựu Ước. Phần đầu dựa nhiều vào sách Isaiah, với những lời tiên tri về Đấng Messiah. Cũng có những trích dẫn từ các sách phúc âm; đây là đoạn kết của phần đầu để mở ra phần hai. Thiên sứ báo tin mừng cho các mục tử trích từ Phúc Âm Luca, thêm hai phần trích từ Phúc Âm Mátthêu, và một từ Phúc Âm Gioan: "Kìa, Chiên Con của Thiên Chúa, là Đấng cất tội lỗi của thế gian."[93] Phần còn lại trình bày các lời tiên tri của Isaiah, và những câu trích từ các sách phúc âm. Phần ba trích từ sách Job ("Tôi biết Cứu Chúa hằng sống"), và từ thư thứ nhất Phaorô gởi tín hữu thành Côrintô. Bản hợp xướng rất nổi tiếng "Hallelujah" được đặt cuối Phần II có phần trích từ sách Khải Huyền của Tân Ước với câu, "Chiên Con đã chịu giết" ("Amen"). Dù Messiah thường được trình diễn vào dịp Giáng sinh, bản hoàn chỉnh của bài trường ca này không chỉ liên quan đến Lễ Giáng sinh (Phần I), mà còn đến Lễ Phục sinh (Phần II). Cũng cần lưu ý rằng, "Halleluja", bản hợp xướng gắn liền với Lễ Giáng sinh, lại được đặt ở Phần II và Phần III - thuộc Lễ Phục sinh. Cảm xúc vui thỏa bạn có được khi thưởng thức bản hợp xướng Hallelujah là vô đối. Làm sao mà không đồng thanh cất tiếng A-men khi bài hát kết thúc? Nó luôn nâng cao tinh thần của bạn ngay cả khi bạn buồn chán. (Lawrence Cummings, Giám đốc Dàn nhạc Giao hưởng Handel Luân Đôn).
No comments:
Post a Comment