Ảnh chụp đêm 31-01-2018 - Doan NT |
Trăng xanh, trăng máu, siêu trăng là những hiện tượng không xa lạ, nhưng lần này cả ba xuất hiện đồng thời tạo nên những khoảnh khắc hiếm có vào đêm 31-1-2018. Thế giới gọi hiện tượng "3 trong 1" hiếm gặp này là "Super Blue Blood Moon", ghép từ tên gọi của 3 hiện tượng trên. Trăng máu là tên gọi khác của hiện tượng nguyệt thực toàn phần, khi mặt trăng dần chuyển sang màu đỏ như máu.
Màu đỏ này do ánh sáng từ bề mặt mặt trăng bị khúc xạ khi xuyên qua khí quyển Trái đất, sau đó bị biến thành màu đỏ khi nhìn bằng mắt người, tựa như màu bầu trời mỗi khi bình minh và hoàng hôn. Siêu trăng là hiện tượng trăng sáng hơn mức bình thường do vị trí giữa Mặt trăng và Trái đất gần nhất trên quỹ đạo chuyển động, vào khoảng dưới 359.000km.
Trăng xanh là tên gọi đặt cho hiện tượng 2 lần trăng rằm trong 1 tháng dương lịch. Do một chu kỳ mặt trăng từ trăng khuyết đến trăng tròn khoảng 29,53 ngày nên chỉ khi trăng tròn đầu tiên rơi vào ngày 1 hoặc ngày 2 của tháng dương lịch thì đợt trăng tròn tiếp theo sẽ rơi vào ngày 30, 31 cùng tháng.
Trăng tròn vào ngày 31 tháng 1 đặc biệt vì ba lý do: nó là lần thứ ba trong chuỗi "siêu trăng", khi Mặt trăng gần Trái đất hơn trong quỹ đạo của nó - được gọi là perigee - và sáng hơn bình thường khoảng 14%. Đó cũng là ngày trăng tròn thứ hai trong tháng, thường được gọi là "trăng xanh". Siêu trăng xanh sẽ đi qua bóng của Trái đất để mang đến cho người xem hiện tượng nguyệt thực toàn phần ở đúng vị trí. Khi Mặt trăng ở trong bóng của Trái đất, nó sẽ có màu hơi đỏ, được gọi là "trăng máu".
No comments:
Post a Comment