Saturday, December 23, 2017

Petra

Petra originally known to the Nabataeans as Raqmu, is a historical and archaeological city in southern Jordan. The city is famous for its rock-cut architecture and water conduit system. Another name for Petra is the Rose City due to the color of the stone out of which it is carved. Established possibly as early as 312 BC as the capital city of the Arab Nabataeans, it is a symbol of Jordan, as well as Jordan's most-visited tourist attraction. The Nabataeans were nomadic Arabs who took advantage of Petra's proximity to regional trade routes to establish it as a major trading hub. The Nabataeans are also known for their great ability in constructing efficient water-collecting methods in the barren deserts and their talent in carving structures into solid rocks. Petra lies on the slope of Jebel al-Madhbah (identified by some as the biblical Mount Hor) in a basin among the mountains which form the eastern flank of Arabah (Wadi Araba), the large valley running from the Dead Sea to the Gulf of Aqaba. It has been a UNESCO World Heritage Site since 1985.
The site remained unknown to the Western world until 1812, when it was introduced by Swiss explorer Johann Ludwig Burckhardt. It was described as "a rose-red city half as old as time" in a Newdigate Prize-winning poem by John William Burgon. UNESCO has described it as "one of the most precious cultural properties of man's cultural heritage". Pliny the Elder and other writers identify Petra as the capital of the Tadeanos and the center of their caravan trade. Enclosed by towering rocks and watered by a perennial stream, Petra not only possessed the advantages of a fortress, but controlled the main commercial routes which passed through it to Gaza in the west, to Bosra and Damascus in the north, to Aqaba and Leuce Come on the Red Sea, and across the desert to the Persian Gulf. Excavations have demonstrated that it was the ability of the Nabataeans to control the water supply that led to the rise of the desert city, creating an artificial oasis. The area is visited by flash floods, and archaeological evidence demonstrates the Nabataeans controlled these floods by the use of dams, cisterns and water conduits. These innovations stored water for prolonged periods of drought and enabled the city to prosper from its sale.
In ancient times, Petra might have been approached from the south on a track leading across the plain of Petra, around Jabal Haroun ("Aaron's Mountain"), the location of the Tomb of Aaron, said to be the burial-place of Aaron, brother of Moses. Another approach was possibly from the high plateau to the north. Today, most modern visitors approach the site from the east. The impressive eastern entrance leads steeply down through a dark, narrow gorge (in places only 3-4 m (9.8–13.1 ft) wide) called the Siq ("the shaft"), a natural geological feature formed from a deep split in the sandstone rocks and serving as a waterway flowing into Wadi Musa. At the end of the narrow gorge stands Petra's most elaborate ruin, Al Khazneh (popularly known as and meaning "the Treasury"), hewn into the sandstone cliff. While remaining in remarkably preserved condition, the face of the structure is marked by hundreds of bullet holes made by the local Bedouin tribes that hoped to dislodge riches that were once rumored to be hidden within it.
A little further from the Treasury, at the foot of the mountain called en-Nejr, is a massive theatre, positioned so as to bring the greatest number of tombs within view. At the point where the valley opens out into the plain, the site of the city is revealed with striking effect. The amphitheatre has been cut into the hillside and into several of the tombs during its construction. Rectangular gaps in the seating are still visible. Almost enclosing it on three sides are rose-colored mountain walls, divided into groups by deep fissures and lined with knobs cut from the rock in the form of towers.
By 2010 BC, some of the earliest recorded farmers had settled in Beidha, a pre-pottery settlement just north of Petra.[11] Petra is listed in Egyptian campaign accounts and the Amarna letters as Pel, Sela or Seir. Though the city was founded relatively late, a sanctuary has existed there since very ancient times. The Jewish historian, Josephus (ca. 37-100), describes the region as inhabited by the Madianite nation as early as 1340 BC, and that the nation was governed by five kings, whom he names: "Rekem; the city which bears his name ranks highest in the land of the Arabs and to this day is called by the whole Arabian nation, after the name of its royal founder, Rekeme: called Petra by the Greeks." The famed architecture of Petra, and other Nabataean sites, was built during indigenous rule in early antiquity.
The Semitic name of the city, if not Sela, remains unknown. The passage in Diodorus Siculus (xix. 94-97) which describes the expeditions which Antigonus sent against the Nabataeans in 312 BC is understood to throw some light upon the history of Petra, but the "petra" (rock) referred to as a natural fortress and place of refuge cannot be a proper name and the description implies that the metropolis was not yet in existence, although its place was used by Arabians. The Rekem Inscription before it was buried by the bridge abutments.
The name "Rekem" was inscribed in the rock wall of the Wadi Musa opposite the entrance to the Siq. However, Jordan built a bridge over the wadi and this inscription was buried beneath tons of concrete.
In AD 106, when Cornelius Palma was governor of Syria, the part of Arabia under the rule of Petra was absorbed into the Roman Empire as part of Arabia Petraea and became its capital. The native dynasty came to an end but the city continued to flourish under Roman rule. It was around this time that the Petra Roman Road was built. A century later, in the time of Alexander Severus, when the city was at the height of its splendor, the issue of coinage comes to an end. There is no more building of sumptuous tombs, owing apparently to some sudden catastrophe, such as an invasion by the neo-Persian power under the Sassanid Empire. Meanwhile, as Palmyra (fl. 130-270) grew in importance and attracted the Arabian trade away from Petra, the latter declined. It appears, however, to have lingered on as a religious centre. Another Roman road was constructed at the site. Epiphanius of Salamis (c.315-403) writes that in his time a feast was held there on December 25 in honor of the virgin Khaabou (Chaabou) and her offspring Dushara (Panarion LI, 22:9-12). Dushara and al-Uzza were two of the main deities of the city, which otherwise included many idols from other Nabatean deities such as Allat and Manat.
Petra declined rapidly under Roman rule, in large part from the revision of sea-based trade routes. In 363 an earthquake destroyed many buildings, and crippled the vital water management system. The last inhabitants abandoned the city (further weakened by another major earthquake in 551) when the Arabs conquered the region in 663. The old city of Petra was the capital of the Byzantine province of Palaestina III and many churches were excavated in and around Petra from the Byzantine era. In one of them more than 150 papyri were discovered which contained mainly contracts. The ruins of Petra were an object of curiosity during the Middle Ages and were visited by Sultan Baibars of Egypt towards the end of the 13th century.
The first European to describe them was Swiss traveller Johann Ludwig Burckhardt during his travels in 1812.[19] At that time, the Greek Church of Jerusalem operated a diocese in Al Karak named Battra and it was the opinion among the clergy of Jerusalem that Kerak was the ancient city of Petra. The Scottish painter David Roberts visited Petra in 1839, and returned to England with sketches and stories of the encounter with local tribes. Because the structures weakened with age, many of the tombs became vulnerable to thieves, and many treasures were stolen. In 1929, a four-person team, consisting of British archaeologists Agnes Conway and George Horsfield, Palestinian physician and folklore expert Dr Tawfiq Canaan and Dr Ditlef Nielsen, a Danish scholar, excavated and surveyed Petra. Numerous scrolls in Greek and dating to the Byzantine period were discovered in an excavated church near the Winged Lion Temple in Petra in December 1993.
The Bidoul/ Bidul or Petra Bedouin were forcibly resettled from their cave dwellings in Petra to Umm Sayhoun/ Um Seihun by the Jordanian government in 1985, prior to the UNESCO designation process. Here, they were provided with block-built housing with some infrastructure including in particular a sewage and drainage system. Among the six communities in the Petra Region, Umm Sayhoun is one of the smaller communities. The village of Wadi Musa is the largest in the area, inhabited largely by the Layathnah Bedouin, and is now the closest settlement to the visitor centre, the main entrance via the Siq and the archaeological site generally. Umm Sayhoun gives access to the 'back route' into the site, the Wadi Turkmaniyeh pedestrian route. On December 6, 1985, Petra was designated a World Heritage Site. In a popular poll in 2007, it was also named one of the New7Wonders of the World.
The Bidouls belong to one of the Bedu tribes whose cultural heritage and traditional skills were proclaimed by UNESCO on the Intangible Cultural Heritage List in 2005 and inscribed in 2008. In 2011, following an 11-month project planning phase, the Petra Development and Tourism Region Authority in Association with DesignWorkshop and JCP s.r.l published a Strategic Master Plan that guides planned development of the Petra Region. This is intended to guide planned development of the Petra Region in an efficient, balanced and sustainable way over the next 20 years for the benefit of the local population and of Jordan in general. As part of this, a Strategic Plan was developed for Umm Sayhoun and surrounding areas. In 2016, archaeologists discovered a large, previously unknown monumental structure buried beneath the sands of Petra using satellite imagery.
Petra là một khu vực khảo cổ học ở phía Tây Nam Jordan, nằm trên sườn núi Hor, trong một lòng chảo nằm giữa những ngọn núi tạo nên sườn phía Đông của Arabah (Wadi Araba), một thung lũng lớn chạy từ Biển Chết đến Vịnh Aqaba. Nó nổi tiếng vì có rất nhiều bức tượng được tạc trên vách đá. Khu vực được che giấu trong một thời gian rất dài này được công bố cho thế giới Tây phương bởi một nhà thám hiểm người Thuỵ Sĩ, Johann Ludwig Burckhardt, vào năm 1812. Nó cũng được công nhận như "một thành phố hoa hồng đỏ với tuổi đời bằng một nửa độ dài của thời gian" trong một bài thơ sonnet đạt giải thưởng Newdigate của John William Burgon. Burgon thực sự chưa đến thăm Petra, nơi mà người Âu Châu chỉ có thể tiếp cận với sự trợ giúp của hướng dẫn viên địa phương và đội hộ tống có vũ trang sau khi Thế chiến thứ nhất kết thúc. Khu vực này được công nhận là di sản thế giới của UNESCO năm 1985 và được mô tả là "một trong những tài sản văn hoá quý giá nhất của nhân loại". 
Rekem là tên cổ của Petra và xuất hiện trong Dead Sea scrolls (Những cuộn giấy da tại Biển Chết) thường được kết hợp với Núi Seir. Thêm vào đó, Eusebius và Jerome khẳng định rằng Rekem là tên gốc của Petra, dựa theo lời của Josephus, Pliny Già và các tác giả khác cũng công nhận Petra là thủ phủ của người Nabataean, những người Semite nói tiếng Aramaic, và là trung tâm của nền thương mại trao đổi bằng caravan (những nhóm lữ hành) của họ. Được che giấu bởi các vách đá nhô cao và cung cấp nước bởi một con suối quanh năm không cạn nước, Petra không chỉ có những lợi thế của một pháo đài mà còn kiểm soát các luồng thương mại chủ yếu đi qua nó để đến Gaza ở phía Tây, Bosra và Damascus ở phía Bắc, đến Aqaba và Leuce Come bên bờ Biển Đỏ, và đi qua sa mạc đến vịnh Ba Tư.
Các cuộc khai quật đã chứng tỏ có khả năng người Nabataean đã kiểm soát nguồn cung cấp nước dẫn tới sự phát triển của thành phố trên sa mạc, tạo nên một ốc đảo đầy tính nghệ thuật. Khu vực này cũng đã chịu ảnh hưởng bởi các trận lũ quét và các bằng chứng khảo cổ học đã cho thấy cách người Nabataean chống chọi với lũ lụt bằng cách sử dụng các đập, bể chứa và đường ống dẫn nước. Do vậy, nước được tích trữ có thể được sử dụng trong những thời kỳ hạn hán kéo dài, và thành phố đã làm giàu bằng cách bán nước. Mặc dù dưới thời một thời xa xưa người ta có thể đến Petra từ phía Nam (qua Ả Rập Saudi trên một tuyến đường vòng qua Jabal Haroun, Núi của Aaron, đi xuyên qua vùng đất Petra), hoặc có thể từ các cao nguyên tới phía Bắc, nhưng phần lớn các du khách hiện đại đến với khu vực cổ kính này qua cửa ngõ phía Đông. Lối vào từ phía Đông phải đi qua một hẻm núi dốc đứng vừa tối vừa hẹp (nhiều nơi chỉ rộng 3-4 m) gọi là hẻm Siq (mũi tên/ngọn giáo/tia chớp/đường thông), một thành tự nhiên được tạo thành bởi một vết nứt sâu trong các phiến đá cát kết và là cửa ngõ tiến vào Wadi Musa. Cuối đoạn đường này là công trình có giá trị nhất ở Petra, Al Khazneh ("Kho báu"), tạc dựng ngay vào sườn núi. Cách "Kho báu" một quãng không xa, dưới chân núi en-Nejr là một nhà hát lớn, được đặt tại chỗ mà từ đó có thể nhìn thấy nhiều lăng mộ nhất. Tại nơi mà thung lũng mở vào khu vực đất đai rộng lớn thì thành phố hiện ra với rất nhiều ấn tượng. Trong quá trình xây dựng, đài vòng (amphitheatre) được tạc vào sườn núi và một số lăng mộ. Những đường cắt vuông góc nhau ở chỗ các chỗ ngồi vẫn còn có thể quan sát được. Bao bọc thành phố ở cả ba phía là những bức tường núi màu hồng, được chia thành các cụm bởi những vết nứt sâu, và nối liền với những gò đá cao có dạng của những cái tháp.
Đến giờ, người ta chưa phát hiện được lịch sử của Petra bắt đầu từ khi nào, phỏng đoán là 1550 đến 1292 trước Công Nguyên trong thời triều đại thứ 18 của Ai Cập. Các chứng cứ cho thấy thành phố này được xây dựng tương đối muộn, mặc dù một khu thánh địa có thể đã tồn tại ở nơi này từ thời cổ đại. Khu vực này là nơi sinh sống truyền thống của người Horites, có thể là những người cư trú trong hang động, tổ tiên của người Edomites.Thói quen của những chủ nhân đầu tiên có thể đã ảnh hưởng đến phong tục chôn người chết và tổ chức tế lễ trong những cái hang cụt của người Nabataean. Tuy nhiên, sự việc Petra được nhắc tới bằng tên gọi trong Cựu Ước không thể được chứng thực. Mặc dù Petra thường được biết đến với tên gọi Sela, cũng có nghĩa là đá, nhưng những tham khảo trong kinh Thánh cũng không rõ ràng. Sách Các Vua (2 Kings xiv. 7) có vẻ như cụ thể hơn. Trong đoạn đó, dù vậy, Sela cũng được hiểu đơn giản là "đá" (2 Chr. xxv. 12, xem LXX). Kết quả là, nhiều học giả nghi ngờ rằng liệu có hay không một thành phố có tên là Sela được nhắc đến trong Cựu Ước.
Cũng không rõ cách cư dân Semitic gọi thành phố của họ như thế nào. Có vẻ như trong tài liệu của Josephus (Antiquities of the Jews (phong tục cổ của người Do Thái) iv. 7, 1~ 4, 7), Eusebius và Jerome (Onom. sacr. 286, 71. 145, 9; 228, 55. 287, 94), khẳng định rằng Rekem là tên gốc và Rekem xuất hiện trong Dead Sea scrolls như là một Edom vĩ đại, gần như mô tả về Petra. Nhưng trong các bản viết bằng chữ Aramaic, Rekem là tên gọi của Kadesh, ngụ ý rằng Josephus có thể đã nhầm lẫn giữa hai địa danh. Đôi khi các bản viết Aramaic lại đề cập đến cụm từ Rekem-Geya như là tên của làng El-ji, nằm về phía Tây Nam của Petra. Khu vực thủ phủ, dù vậy, khó có thể được ghi lại bằng tên của một thị trấn gần đó. Tên gọi theo tiếng Semitic của thành phố, nếu không phải là Sela, thì cũng chưa biết là gì. Đoạn trích trong Diodorus Siculus (xix. 94-97) mô tả cuộc viễn chinh mà Antigonus tiến hành chống lại người Nabataeans năm 312 TCN được cho là đem lại một chút ánh sáng cho lịch sử của Petra, nhưng "petra" - tượng trưng cho một pháo đài và là một nơi ẩn náu, không thể là một cái tên chính xác và những mô tả ngụ ý rằng thành phố không còn tồn tại nữa. Brünnow cho rằng từ "đá" ám chỉ khu vực núi thiêng en-Nejr (đề cập phía trên). Nhưng Buhl lại cho rằng đó một đỉnh núi cao cách Petra khoảng 16 km về phía Bắc, Shobak, núi Mont-royal của người Crusaders (lính viễn chinh).
Những bằng chứng xác thực hơn về thời điểm sớm nhất người Nabataean định cư ở đây có thể được tìm thấy qua các cuộc khảo sát các lăng mộ. Có hai nhóm khác nhau-nhóm Nabataean và nhóm Greco-Roman (Hy Lạp - La Mã). Nhóm Nabataean bắt đầu từ những mộ tháp đơn giản với một cửa vào có lan can, mô phỏng mặt tiền của một ngôi nhà. Trải qua các giai đoạn khác nhau, dạng mộ Nabataean hoàn thiện đã được đạt tới, giữ lại tất cả những đặc điểm tự nhiên, đồng thời thể hiện những đặc điểm của nghệ thuật Ai Cập và Hy Lạp. Có sự giống nhau với kiến trúc các mộ tháp ở el-I~ejr, phía Bắc khu vực Arập, với những lời đề tặng dài của Nabataean và cho biết niên đại của những thánh địa tương tự ở Petra. Sau đó là kiểu mộ với những mái vòm hình bán nguyệt, một đặc điểm học tập được từ phía Bắc Syria. Cuối cùng là kiểu mặt tiền phức tạp, sao chép lại từ một ngôi đền kiểu La Mã. Tuy nhiên, tất cả những dấu vết của phong cách ban đầu đều đã biến mất. Niên đại của các giai đoạn trong quá trình phát triển không thể xác định chính xác. Thật lạ là rất ít ghi chép, dù ngắn hay dài, được tìm thấy ở Petra, có lẽ là do chúng đã bị ảnh hưởng bởi vữa và xi măng được sử dụng trong rất nhiều công trình kiến trúc. Kiểu mộ tháp đơn giản thuộc về giai đoạn tiền Hellenic được coi là bằng chứng cho thời kỳ sớm nhất. Vẫn chưa biết chính xác người Nabataean định cư ở đây từ khi nào nhưng không thể sau thế kỷ 6 TCN quá lâu.
Giai đoạn sau đó với một nền văn minh kết hợp các yếu tố của Hy Lạp, Ai Cập và Syria, thuộc về thời kỳ Ptolemies. Theo sau sự kết thúc vào cuối thế kỷ 2 sau công nguyên, khi các vương quốc Ptolemaic và Seleucid sụp đổ, vương quốc của người Nabataean trở nên hùng mạnh. Dưới thời Aretas III Philhellene (85-60 BC), thời của những đồng xu bắt đầu. Nhà hát có thể được xây dựng vào thời điểm này, và Petra chắc hẳn phải có những đặc điểm của một thành phố Hellenistic. Aretas IV Philopatris, (9 BC-AD 40), là thời điểm của những lăng mộ ở núi el-I~ejr [?], và có lẽ là cả đỉnh cao vĩ đại (the great High-place).
Năm 106, khi Cornelius Palma là người cai trị Syri, vùng đất Arập nằm dưới sự quản lý của Petra này bị sáp nhập vào đế chế La Mã như một phần của Arabia Petraea, triều đại phong kiến ở đây chấm dứt sự tồn tại. Nhưng thành phố vẫn tiếp tục phát triển. Một thế kỷ sau, dưới thời Alexander Severus, khi thành phố đạt tới đỉnh cao thịnh vượng, những đồng tiền đúc cũng không còn được sử dụng. Không còn những lăng mộ lộng lẫy, có thể do những tai hoạ bất ngờ, như sự xâm lược của người Persian hiện đại của đế chế Sassanid. Tuy nhiên, khi Palmyra (fl. 130–270) nâng cao được vai trò và thu hút các dòng thương mại của khu vực Arập khỏi Petra, thành phố lại dần suy sụp. Tuy nhiên, nó dường như vẫn còn tiếp tục vai trò của mình như là một trung tâm tôn giáo. Epiphanius của Salamis (c.315-403) viết rằng ở thời của ông, một lễ hội được tổ tức ở đây vào ngày 25 tháng 12 để tưởng niệm mẹ đồng trinh Chaabou và con gái bà là Dushara (Haer. 51).
Người Nabataeans thờ các vị chúa của người Arập, những nữ thần của thời tiền Hồi giáo và một số vị vua được sùng bái của họ. Người nổi tiếng nhất trong số đó là Obodas I, được phong thần sau khi qua đời. Dushara là vị thần chính cùng với ba ngôi nữ thần Uzza, Allat và Manah. Nhiều bức tượng được tạc vào đá, mô tả các vị nam thần và nữ thần. Đền Monastery, đền thờ lớn nhất ở Petra, được xây dựng từ thế kỷ thứ nhất trước công nguyên. Nó được dành cho Obodas I và được tin rằng là nơi nghỉ ngơi của thần Obodas. Thông điệp này được tạc trên di tích Monastery (dịch sang tiếng Arập là "Ad-Deir", có nghĩa là "tu viện"). Đạo Cơ đốc xuất hiện tại Petra từ thế kỷ 4 sau công nguyên, gần 500 năm sau khi Petra được thiết lập như một trung tâm thương mại. Athanasius đề cập đến một giáo sĩ của Petra (Anhioch. 10), tên là Asterius. Ít nhất một trong số các ngôi mộ (lăng mộ chứa tro hài cốt) được dùng như một nhà thờ. Một đoạn miêu tả viết bằng sơn đỏ ghi lại những nghi lễ phong thánh "trong thời kỳ của giáo sĩ mộ đạo nhất, Jason" (447). Đạo Cơ đốc ở Petra, cũng như ở phía Bắc vùng đất Arập, đã bị đánh bật bởi sự xâm chiếm của Hồi giáo trong giai đoạn 629-632. Trong suốt cuộc thập tự chinh lần thứ nhất, Petra bị đô hộ bởi Baldwin I của vương quốc Jerusalem and sau đó là sự cai trị của nam tước Al Karak(vùng Oultrejordain), với tên gọi Château de la Valée de Moyse hay Sela. Nó còn nằm dưới quyền lực của người Franks tới tận năm 1189[10]. Theo truyền thống Arập, Petra là nơi Moses ném một viên đá cùng với người hầu của mình và nước bắn lên, và là nơi chị/em gái của Moses, Miriam, được chôn cất.
Thời kỳ suy thoái của Petra bắt đầu rất nhanh chóng dưới thời kỳ cai trị của đế chế La Mã, phần lớn là do sự chuyển hướng sang những tuyến thương mại trên biển. Năm 363, một trận động đất đã phá huỷ các công trình xây dựng và hệ thống quản lý nước. Sự suy sụp của Petra là một điều bí ẩn vào thời Trung cổ và đã chứng kiến sự thăm viếng của Sultan (vua) Baibars của Ai Cập vào thời điểm cuối thế kỷ 13. Người châu Âu đầu tiên viết về Petra là Johann Ludwig Burckhardt vào năm 1812. Ngày 6 tháng 12 năm 1985, Petra được UNESCO liệt vào hàng di sản thế giới. Năm 2006, một nhóm kiến trúc sư bắt đầu thiết kế một "Trung tâm du lịch", và du lịch Jordan được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ với các chuyến du lịch trọn gói. Thời báo Jordan, trong số tháng 12/2006, viết rằng, 59.000 người đã tới thăm quốc gia này trong hai tháng 10 và 11, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước, có thể là do ảnh hưởng của sự bất ổn định về chính trị hoặc sự cân nhắc về an toàn du lịch. Ngày 7 tháng 7 năm 2007, Petra được công nhận là một trong 7 kỳ quan của thế giới hiện đại.

No comments: