Monday, January 4, 2016

Romania Parliament Palace


Tòa nhà Quốc hội Romania hay còn được gọi là Cung Nghị viện Romania, tọa lạc trên đồi Spirii, một quả đồi nổi tiếng ở thủ đô Bucharest. Tòa nhà Quốc hội Romania có chiều rộng 270m, chiều dài 240m, cao 86m và phần ngầm dưới đất sâu 92m, tất cả có 1.100 phòng và 12 tầng nổi, 8 tầng ngầm. Tòa nhà được xây dựng với những đường nét kiến trúc được kết hợp từ nhiều phong cách kiến trúc khác nhau. Tòa nhà được khởi công xây dựng vào năm 1984 và hoàn thành vào năm 1989 với tổng diện tích khuôn viên 365.000 m2. Chiều dài của toàn nhà là 270 mét, chiều rộng là 240 m, chiều cao trên mặt đất là 86 m và chiều sâu dưới mặt đất là 92 m. Ý tưởng xây dựng một ngôi nhà đồ sộ thật ấn tượng nảy sinh từ cố Chủ tịch Romania Nicolaie Ceausescu (1918-1989), sau trận động đất tàn phá thủ đô Bucharest năm 1977. "Ngôi nhà của nhân dân" là tên gọi ban đầu của Cung Nghị viện, hay trụ sở Quốc hội Cộng hòa Romania hiện nay, đi vào lịch sử kiến trúc đương đại như là tòa nhà hành chính lớn nhất châu Âu.Ban lãnh đạo Romania quyết định không tổ chức đấu thầu quốc tế nhằm phát huy nội lực của giới xây dựng trong nước. Sau cuộc thi quy mô toàn quốc kéo dài 4 năm, cuối cùng đồ án thiết kế "Ngôi nhà của nhân dân" của nữ kiến trúc sư 28 tuổi Anca Petrescu đã được phê duyệt.


Công trình khổng lồ chính thức khởi công trong năm 1983, cùng hợp sức với A. Petrescu là đội ngũ 200 chuyên viên hàng đầu trong lĩnh vực xây cất hòng "biến từng chi tiết nhỏ nhất trong tòa nhà đều trở thành một kiệt tác", như nữ nghị sĩ A. Petrescu sau này hồi tưởng lại. Để hoàn thiện quần thể kiến trúc khổng lồ dài 270m và rộng 245m, với 8 tầng lầu cao 86m trên mặt đất và 12 tầng ngầm sâu 93m cần phải huy động một khối lượng nguyên vật liệu khổng lồ từ mọi nguồn lực. Cụ thể theo quyết toán cuối cùng, công trình này đã ngốn hết 1 triệu m3 đá cẩm thạch, 55.000 tấn xi măng mác cao, 7.000 tấn thép chuyên dụng, 20.000 tấn cát, 1.000 tấn đá bazan, 90.000m2 gỗ quý, 3.500 tấn thủy tinh và pha lê cao cấp, 220.000m2 thảm các loại và 3.500m2 da thú hiếm. "Ngôi nhà của nhân dân" quy tụ đúng 1.000 căn phòng gồm 440 phòng làm việc, 30 cung hội nghị, 4 nhà hàng, 3 thư viện, cung hòa nhạc… tọa lạc trên 330.000m2 tổng diện tích sàn. Sau 6 năm miệt mài xây dựng suốt ngày đêm, đến cuối năm 1989 công trình hoàn tất với khoản kinh phí tương đương 1,75 tỉ USD thời giá khi ấy. Trên bình diện quốc tế, Cung Nghị viện Romania chỉ xếp sau trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ ở tiểu bang Virginia (với 600.000m2 diện tích mặt sàn), nhưng xét về mặt dân sự thuần túy, “Ngôi nhà của nhân dân” xứng đáng được ghi vào Sách Kỷ lục Guinness như là "tòa nhà hành chính lớn nhất thế giới". Theo Vụ trưởng L. Rites thì giữa đội ngũ 2.900 người thường xuyên có mặt nơi đây, bao gồm cả 137 Thượng nghị sĩ và 332 Hạ nghị sĩ chắc chỉ có kiến trúc sư A. Petrescu là thuộc hết mọi đường ngang ngõ tắt. Ngoài chức danh tác giả thiết kế ra, A. Petrescu từng là dân biểu thuộc đảng Nước Romania Vĩ đại trong 4 năm liền từ 2004-2008. "Chỉ tính riêng chi phí điện năng hàng tháng, trong đó là 1 triệu bóng đèn cùng 2.800 chiếc đèn chùm đã lên đến cả triệu euro. Tòa nhà ngốn lượng điện tương đương một thành phố có 230 nghìn dân, do vậy Cung Nghị viện có cơ sở phát điện riêng đặt dưới tầng hầm sâu nhất hòng bảo đảm sưởi ấm trong mùa đông và làm mát vào mùa hè" - Vụ trưởng Rites tiết lộ.


Kích thước Cung Nghị viện luôn gây ấn tượng cho mọi người. Nếu sử dụng công cụ Google Earth tham chiếu hình ảnh thành phố Bucharest, ta sẽ thấy một khối nhà hình chữ nhật nổi bật nhô lên giữa khoảng cây xanh rộng lớn. Hầu như tất cả các bức tường và trần trong mỗi căn phòng thuộc tòa nhà đồ sộ đều được trang trí kỳ công với những đường nét tinh xảo, thậm chí nhiều chỗ còn mạ vàng ròng…Những ô cửa khổng lồ sát sít nhau, trong đó có cặp cửa sổ cao 20m thuộc dạng lớn nhất thế giới gắn rèm che thêu họa tiết cấu thành từ các sợi chỉ bằng vàng hoặc bạc nguyên chất. Mặt sàn cũng gây ấn tượng không kém, ngoài đá hoa cương nguyên khối cùng hoa văn trang trí theo trường phái cách điệu ra, là sự phản chiếu ánh sáng đèn chùm khiến sàn nhà lúc nào cũng lung linh huyền ảo và bóng nhoáng như gương. Hầu hết thảm trải trong Cung Nghị viện được dệt tại chỗ bởi kích thước quá khổ của chúng. Ví như tấm thảm lớn nhất trải Cung hòa nhạc có thể phủ hết phân nửa sân bóng đá và nặng tới 7 tấn. Hiện tấm thảm kỷ lục này được cuốn lại cất trong một nhà kho riêng do kinh phí bảo trì quá tốn kém. Trong thực tế quy hoạch tòa nhà đồ sộ mang tầm vóc chiến lược cho toàn bộ khu vực trung tâm đầu não của đất nước. Phần chính yếu của Cung Nghị viện ẩn sâu dưới lòng đất luôn là điều bí mật đối với các du khách vãng lai.


Trong vòng bán kính hàng chục cây số bao quanh khối nhà, người ta đã cho đào những khoảng không gian ngầm rộng bao la, là nơi trú ẩn có thể chứa được toàn bộ 2 triệu dân thủ đô Bucharest trong trường hợp xảy ra thảm họa hạt nhân dưới thời Chiến tranh lạnh. Chúng được liên thông với nhau qua những hành lang ngầm rộng rãi, đủ chỗ cho 2 chiếc xe tải hạng nặng có thể dễ dàng tránh nhau. Một tuyến đường cao tốc đặc biệt nối thẳng với cánh cổng bí mật ẩn giữa khối nhà, tiếp nối với thang máy cực nhanh lên căn phòng có mái di động bằng kính trên đỉnh cao nhất, cũng chính là nơi hiện diện một cỗ trực thăng vũ trang luôn sẵn sàng cất cánh trong tình trạng khẩn cấp. Cửa chính Cung Nghị viện nhìn ra quảng trường Hiến pháp, xuất phát điểm của đại lộ Hợp nhất mô phỏng đại lộ Champs-Elysées nổi tiếng ở thủ đô Pháp, có khác chăng theo gợi ý của N. Ceausescu là phải… bề thế hơn. Ban công rộng rãi ngự trên cổng chính là chốn ưa thích của giới chính khách Romania và gia đình họ, bởi từ đây có thể thưởng lãm các buổi trình diễn ca nhạc có sự tham gia của các siêu sao ngoại quốc thường được tổ chức trên quảng trường Hiến pháp. "Sự kiện gây ấn tượng nhất là buổi lưu diễn của ban nhạc AC/DC đến từ Australia hơn một năm trước - nữ Vụ trưởng L. Rites nhớ lại - Tiếng nhạc sống động của họ đã làm bong tróc một mảng thạch cao trên sân thượng. Sự kiện hy hữu đối với tòa nhà hành chính dân sự hàng đầu hành tinh !"



No comments: