Tuesday, January 5, 2016

Nui Chua National Park


Núi Chúa National Park is a national park in the province of Ninh Thuận Province, on the border with Khánh Hòa Province, South Central Coast, Vietnam. This decision turned Núi Chúa Nature Reserve into Núi Chúa National Park. Núi Chúa National Parkis situated on a wide, mountainous promontory, which projects into the South China Seabetween Cam Ranh and Phan Rang bays. Elevations range from sea level to 1,039 m at the summit of Núi Chúa peak. Núi Chúa National Park is bounded to the south and east by the South China Sea, to the west by Highway No.1 and to the north by the boundary with neighbouring Khánh Hòa Province. The total area of the Park is 24,353 ha, comprising:
· Strict forest protection area of 16,087 ha
· Forest rehabilitation area of 8, 261 ha
· Administration and services area of 5 ha
· Buffer zone of 11,200 ha.
Núi Chúa National Park also abuts a protected marine area of 7,352 ha. The northern end is the southern part of Cam Ranh Bay administratively belongs to Cam Lập Commune, Cam Ranh town, Khánh Hòa Province, the east and the south is South China Sea in the communes of Vĩnh Hải and Nhơn Hải of Ninh Hải District. The west is limited by the National Route 1A. Ninh Thuận Province is the driest and hottest province in Vietnam, and the area receives the lowest rainfall in south-central Vietnam with an average of 650 mm per year. The dry season extends for eight months from November or December to July or August. Núi Chúa National Park is a very special and unique area and is one of the priority areas for nature conservation in Vietnam. It is one of the few remaining sites in Southeast Asia where the coastal and marine habitats are still in relatively good condition, and it protects an impressive and largely intact biodiversity. It contains unique semi-arid vegetation and sea turtle nesting beaches, and is located on a promontory bordering a marine park with coral reefs. Núi Chúa National Park is located in the south-eastern part of the Great Annamites Ecoregion, one of the four Global Ecoregions identified by the World Wildlife Fund in the southern region of Vietnam. It is made up of the terrestrial ecoregions of Southern Vietnam Lowland Dry Forests and Southern Annamite Montane Rain Forests. There are few, if any, opportunities to expand the areas of the three Special Use Forests in this dry coastal forest ecoregion, so strict protection of the existing resources is imperative. The semi-arid coastal areas of southern Vietnam are the most arid in Vietnam, so the vegetation also has high value as a source of germ plasm for restoring other areas that become drier or are affected by sea level rises due to climate change.


The original vegetation was a mixture of evergreen forest, semi-evergreen forest and deciduous forest. However, most of the forest was destroyed at the beginning of the 1990s as a result of over-exploitation. Currently the only relatively undisturbed primary forest remaining is lower montane evergreen forest, distributed in the north of the Park at elevations above 800 metres. At lower elevations there are extensive areas of degraded and secondary forest. The southern parts of the Park, at elevations between 150 and 800 metres, support scrub dominated by thorny trees. This habitat type is only found at sites with hot and dry climates and is under-represented within Vietnam's protected areas network. 72 mammal species and 181 bird species have been recorded in Núi Chúa National Park. The Park also supports a number of mammal and bird species of global conservation concern, including the Black-shanked Douc Pygathrix nigripes, Pygmy Loris Nycticebus pygmaeus, Asian Black Bear Ursus thibetanus, Sun Bear (U. malayanus), Large-antlered Muntjac Muntiacus vuquangensis and Siamese Fireback Lophura diardi. It is reported to have the highest known population of Black-shanked Douc in Vietnam. In the park, there are 12 species of bats, including Lesser short-nosed fruit bat listed in the IUCN Red List of Vietnam. Other bats are: Greater short-nosed fruit bat, Ratanaworabhan's fruit bat, Leschenault's rousette, Great roundleaf bat, Intermediate roundleaf bat, Bicolored roundleaf bat, Intermediate Horseshoe bat, Pearson's horseshoe bat, Least horseshoe bat, Rhinolophus sp., Round-eared tube-nosed bat. As well as being important for the conservation of terrestrial biodiversity, the National Park is important for marine biodiversity. It has 11 species of turtles, both terrestrial and marine – the highest for a Special Use Forest in Vietnam. Also, several of the beaches within the Park constitute the last remaining nesting sites in mainland Vietnam for small numbers of endangered Green Turtles and other marine turtles on the IUCN Red List. The fringing coral reefs are also particularly rich with 307 species recorded, and are generally in good to excellent condition. The most recent surveys by WWF[3] identified 46 species with new distribution records for Vietnam, and a distinctly different coral community structure to other reefs in Vietnam.


Núi Chúa National Park is now an "island" of natural forest surrounded by agricultural land to the north and west, and sea to the south and east. The main threats to biodiversity conservation are subsistence hunting and forest produce harvesting and agricultural encroachment into forest area, as well as historic land clearing. About 30,000 people live inside the boundaries of Núi Chúa National Park, and a further 25,000 live in the buffer zone. The majority of these people belong to the Kinh, Cham and Raglay ethnic minority groups. The Raglay people make up 21% of the community and Cham people another 3%. The socioeconomic level of many of these people is quite low, especially the inhabitants of the National Park, who experience an average of six months of food shortages per year. These communities are heavily dependent on forest resources, which are being depleted, and work is underway to secure sustainable alternative livelihoods for these communities. Forest clearance for agriculture is a particular problem – there are over 600 ha of wet rice land, over 2,500 ha of shifting cultivation and over 750 ha of industrial cropland inside the National Park boundary. Agricultural products such as rice, banana, cashew nuts, papaya, jackfruit and pineapple can secure the livelihood of the Raglay for a maximum of four months. For the remaining months of the year they are dependent on illegally harvested forest products collected from more than 100 plant species. Traded forest products are estimated to contribute 56% to their annual income per head. Common products are timber, charcoal, fuelwood and non-timber forest products (NTFPs). Another problem is the harsh climate, which makes the forest highly susceptible to fire, as well as climate change and associated erratic weather events. There has been also been increased competition for water that has its source within the Park's watershed. Water scarcity is arising out of climate change with more frequent and intense droughts being recorded in the last five years. Recent studies by Oxfam Great Britain and Kyoto University have highlighted that climate change is already having a profound impact on the intensity of droughts making local livelihoods even more marginal. As the droughts become more frequent and intense, there has been greater reliance and pressure on certain resources from within the Park, particularly wood for charcoal production, as other forms of livelihoods reliant on good water sources become less viable.


Vườn quốc gia Núi Chúa thuộc huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, giáp với tỉnh Khánh Hòa. Ở vị trí cực đông của Nam Trung Bộ, nơi tiếp giáp giữa vùng Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ, có toạ độ từ 11°35'25" đến 11°48'38" vĩ bắc và 109°4'5" đến 109°14'15" kinh đông, giới hạn phía bắc là ranh giới giáp tỉnh Khánh Hòa. Nếu dựa trên địa hình tự nhiên cả quần thể vùng núi thì ranh giới phía bắc phải đến 11°52'27" tại Mũi Xốp thuộc Hòn Một ngay cửa vịnh Cam Ranh, như vậy chiều bắc nam sẽ là khoảng 33 km và tổng chiều dài đường bờ biển sẽ đến 57 km. Khu vực Núi Chúa có ba mặt giáp biển. Ngay phía bắc là phần dưới của vịnh Cam Ranh thuộc xã Cam Lập thành phố Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa, Phía đông và nam là biển Đông với các xã Vĩnh Hải và Nhơn Hải thuộc huyện Ninh Hải. Phía nam là đầm Nại, phía tây giới hạn bằng chính quốc lộ 1A. Vườn quốc gia Núi Chúa nằm trong miền Trường Sơn Nam thuộc địa đới Kontum, có tuổi địa chất cách đây hàng triệu năm, được cấu tạo chủ yếu trên nền địa chất vững chắc của khối magma xâm nhập và phún xuất xen kẽ nhau với 3 loại đá mẹ đặc trưng là: Andelit, đá Liparit (Riolit) và Granite chiếm chủ yếu ở khu vực này.


Vườn quốc gia Núi Chúa là là một cấu trúc của các cảnh quan thiên nhiên lại được phân bố trên phức hệ núi nằm sát bờ biển tạo nên nhiều thắng cảnh đẹp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Là mẫu chuẩn duy nhất về hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng và độc đáo của Việt Nam và Đông Nam Á. Ngoài kiểu hệ sinh thái bán khô hạn, ngoài ra VQG Núi Chúa còn có các kiểu hệ sinh thái khác như hệ sinh thái rừng thường xanh, hệ sinh thái trảng cỏ… với hệ thực vật và thành phần loài đa dạng. Gồm 6 kiểu rừng phân bố từ thấp đến cao. Diện tích tự nhiên 22.513 ha. Có 306 loài động vật trong đó có 72 loài thú, 181 loài chim và 53 loài bò sát lưỡng cư. Về thực vật có 1054 loài. Núi Chúa còn là nơi sinh sống của loài Chà Vá chân đen, một trong những loài linh trưởng quý hiếm có tên trong sách đỏ đang được bảo tồn và phát triển. Núi Chúa là Vườn quốc gia có khu bảo tồn biển với diện tích 7.352 ha. Biển Núi Chúa còn thu hút du khách vì nơi đây sở hữu một thế giới dưới lòng đại dương tuyệt đẹp, với rạn san hô rất phong phú đa dạng, với diện tích san hô 2330 ha đã ghi nhận 350 loài san hô trong đó có 307 loài san hô cứng tạo rạn thuộc 59 giống, 15 họ. Đặc biệt, có 46 loài mới được ghi nhận phân loại mới cho Việt Nam, có 188 loài rong biển thuộc 4 ngành, 86 chi và 32 họ trong đó ngành Rong đỏ Rhodophyta có số lượng loài phong phú nhất (79 loài). Bờ biển dài hơn 40 km nằm kề với những mảng rừng khô, có 18 bãi biển có cảnh quan rừng, biển rất đặc sắc và còn mang tính hoang sơ như : Bình Tiên, Vĩnh Hy, Bãi Bà Điên, Bãi Chà Là, Bãi Hỏm, Bãi Thịt, Thái An...


Vườn quốc gia Núi Chúa là một trong những bãi đẻ và lớn lên của rùa hiếm hoi còn lại vùng ven bờ của đất liền ở Việt Nam. Một số bãi cát nhỏ bao gồm Bãi Hỏm, Bãi Thịt là những nơi làm tổ của rùa biển. Những bãi biển của Vườn quốc gia Núi Chúa là một trong những bãi làm tổ ở vùng lục địa quan trọng nhất của rùa biển có nguy cơ bị tuyệt chủng trong khu vực và toàn cầu như Rùa xanh (Chelonia mydas), Đồi mồi (Eretmochelys imbricata) và Quản đồng (Caretta caretta). Hiện tượng các bãi Đá nằm Vườn quốc gia Núi Chúa là nét chấm phá độc đáo của thiên nhiên, những cảnh vật mà tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho nơi đây hiện tượng thiên nhiên vô cùng độc đáo. Cánh đồng toàn đá với những hình thù kỳ dị có thể thỏa mãn chí tưởng tượng phong phú của mọi người, những tảng đá khổng lồ đứng trên một tảng đá nhỏ hơn như một lời thách thức ngạo nghễ với thời gian, thách thức những cơn gió cát, bão biển để đứng vững nơi đây từ ngàn đời. Bên cạnh đó là sinh cảnh rừng khô hạn hoang sơ nguyên vẹn đặc trưng và độc đáo nhất Việt Nam, từ trên cao nhìn xuống biển cả bao la, tận hưởng những cơn gió trong lành mang đầy hơi thở của biển, xa xa những dãy núi mờ sương cao ngất vừa như mời gọi, thách thức bước chân của những ai muốn khám phá chinh phục.


Trên phạm vi khu vực nhỏ, về mặt địa mạo thì khu vực VQG Núi Chúa thuộc dãy núi khối tảng vòm Núi Chúa, kéo dài theo hướng bắc đông bắc-nam đông nam, giới hạn về phía nam là đứt gãy Krongpha - Phan Rang, phái tây bởi đứt gãy Cam Ranh - Phan Rang. Khối núi này là kết quả của hoạt động kiến tạo nâng tạo núi nhiều lần thời kỳ Miocene và Pliocene. Hoạt động nâng tạo vòm và san bằng ở các thời kỳ khác nhau đã tạo nên các bậc địa hình gần giống như bậc địa hình ngày nay. Với các bề mặt san bằng Miocene giữa ở độ cao khoảng 850-1040m, Miocene muộn 700 - 850m, Pliocene sớm 500 - 650m, Pliocene giữa 300 - 350m và Pliocene muộn 150 - 200m. Các bề mặt này phát triển bao quanh bề mặt Miocene giữa gần như ở trung tâm, thấp và trẻ dần theo các hướng. Khối núi này, sau pha nâng đầu Miocene muộn, vẫn tồn tại như một đồng bằng đồi cao khoảng 170 - 200m, cho tới Pliocene giữa, khối núi đã đạt độ cao 600-650m, và các pha nâng sau đó đã đưa độ cao thêm 300-400m nữa. Kèm theo các hoạt động nâng thì khối núi cũng bị bóc mòn mạnh và lộ ra các khối đá xâm nhập như khối đá xâm nhập thuộc phức hệ Cà Ná. Cho tới nay các quá trình xâm thực, đổ lở và bóc mòn vẫn còn đang phát triển mạnh. Ở phạm vi rộng hơn, cho cả vùng Phan Rang liền kề thì Phan Rang thuộc kiến trúc hình thái kiểu đồng bằng tích tụ rìa vòng tân kiến tạo.. Đồng bằng được hình thành từ kết quả của sụt lún kèm theo bóc mòn, là nơi giao nhau của các hệ thống đứt gãy Cam Ranh-Phan Rang, Krongpha-Phan Rang, địa hình bị hạ thấp và bóc mòn nhiều. Giới hạn phía bắc chính là khối Núi Chúa. Xem xét tổng thể thì khu vực Phan Rang bị giới hạn xung quanh bởi các khối núi tảng cao hơn hình thành một dạng bồn trũng khép kín chỉ hở ra mặt phía Đông là biển.


Xa hơn về phía tây nam là đồng bằng nhỏ Phan Rang, bao bọc xung quanh bởi các khối núi cao. Cả khu vực Núi Chúa-Phan Rang gần như hình thành dạng địa hình lòng chảo, ngăn cách ở phía bắc, tây và nam là các khối núi có địa hình cao trên 500m cho đến trên 1000m. Ở hai đầu phía bắc và nam bị chặn lại bởi các khối núi ăn lan ra biển có cao độ trung bình 500-700m. Khu vực VQG Núi Chúa nằm lọt hoàn toàn trong khu vực khí hậu ven biển miền trung thuộc vùng khí hậu Nam Trung Bộ với đặc điểm là khô hạn cao trong toàn bộ chế độ mưa-ẩm, mà đặc điểm này liên quan đến vị trí bị che khuất của vùng này bởi các vòng cung núi bao bọc phía bắc, tây và nam với hai luồng gió mùa chính. Trong vùng khí hậu khô hạn này thì khu vực Phan Rang được coi là trung tâm khô hạn nhất nước, với lượng mưa trung bình năm dưới 700mm, có những năm dưới 500mm. Mùa mưa ở khu vực này đến muộn so với các vùng khác và kết thúc cũng sớm hơn, bắt đầu khoảng tháng 9 - 10 và kết thúc khoảng tháng 12. Gió mùa Đông Bắc không ảnh hưởng nhiều đến khu vực nên không cung cấp thêm lượng ẩm vào mùa gió mùa đông bắc, còn gió mùa Tây Nam vào mùa mưa thì lại bị các khối địa hình cao hơn ở vị trí bên trong hứng gần hết lượng ẩm mà gió mùa tây nam mang lại và chỉ có tác dụng vào gần cuối mùa gió mùa Tây Nam. Do vị trí tiếp giáp như vậy lượng mưa tại khu vực Núi Chúa có thể đạt xấp xỉ 1000mm hoặc hơn so với trung tâm khô hạn Phan Rang-Mũi Dinh chỉ đạt 650-750mm/năm.

Chế độ nhiệt của khu vực mang những nét đặc trưng của chế độ nhiệt miền Nam, không có mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm xấp xỉ 260C, nhiệt độ tháng lạnh nhất không xuống thấp hơn 230C, nền nhiệt độ các tháng trong năm khá ổn định theo kiểu chuyển tiếp khí hậu xích đạo - nhiệt đới. Các yếu tố cực trị về nhiệt có thể thấy qua các trị số cực tiểu như nhiệt độ tối thấp tuyệt đối có thể đạt 14-150C ở đồng bằng và giảm thêm theo độ cao. Độ ẩm không khí liên quan đến chế độ nhiệt và mưa như trên nên độ ẩm trung bình chỉ khoảng 80%, trong các tháng mùa mưa thì cũng chỉ đạt khoảng 85%, trong các tháng mùa khô, độ ẩm tối thấp tuyệt đối có thể xuống dưới 20-25%. Hệ thống dòng chảy - thủy văn: Với địa hình là một khối núi nhỏ độc lập như vậy nên hệ thống thủy văn sông suối trong khu vực này có đặc trưng là dòng chảy ngắn, nhỏ và lưu lượng thay đổi theo mùa, diện tích lưu vực cho từng dòng chảy không lớn. Nhìn chung khu vực VQGNC không có suối lớn, chỉ có một số suối nhỏ, ngắn đến mùa khô gần như không có nước. Các suối có dòng chảy đáng kể như suối Nước ngọt, Suối Nước giếng, Suối Kiền Kiền, suối Đông Nha, suối Lồ ồ, suối Đá. Các suối trên đều bắt nguồn từ trên núi cao chảy ra biển đông.



No comments: