Monday, August 24, 2015

Byzantine (330 AD)


Kiến trúc Byzantine là một phong cách kiến trúc xuất phát từ Constantinopolis, thủ đô của đế quốc Đông La Mã (hay còn gọi là đế quốc Byzantine; 330-1453), tiêu biểu bởi các mái vòm hình tròn và các mái vòm có khoảng vượt lớn. Thời Trung cổ là thời kỳ xuất hiện và hưng thịnh của chế độ phong kiến, với sự thống trị của các chúa đất châu Âu. Sự phân hóa của đế quốc La Mã thành hai phần Đông - Tây do có các hoàn cảnh kinh tế - xã hội khác biệt là nguyên nhân chính khiến chế độ phong kiến Đông và Tây có những tiến trình khác nhau. Ở phương tây, sau khi đế quốc Tây La Mã tan rã thì chỉ còn lại một thế lực duy nhất có tầm ảnh hưởng trên toàn lãnh thổ là Giáo hoàng. Ở phương Đông, nhờ sự ủng hộ của chính quyền phong kiến và của Thiên chúa giáo, các nền văn hóa cổ truyền vùng Ả Rập, văn hóa Đông La Mã không hề bị suy sụp trước hoàn cảnh mới, mà còn có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn trước. Tại Byzantine thuộc Đông La Mã, những thành tựu của kỹ thuật xây dựng thời kỳ trước được tiếp tục hoàn thiện như các mái vòm đường kính lớn, các vòm cuốn gạch, các cấu tạo được thực hiện một cách mạch lạc, cân bằng, đầy tính logic. Đế quốc Byzantine bao gồm các nước thuộc phía đông Địa Trung Hải được thành lập do hậu quả của sự tan rã và chia đôi đế quốc La Mã. Byzantine lấy thủ đô là Constantinopolis (theo tên của Hoàng đế La Mã Constantinus I) - một thành phố ở phía Nam biển Đen. Đế chế kéo dài trong hơn một thiên niên kỷ, ảnh hưởng đáng kể đến kiến trúc thời Trung cổ và Phục hưng ở châu Âu và, sau thời kỳ người Thổ Nhĩ Kỳ Osman chiếm Constantinopolis vào năm 1453, đã dẫn trực tiếp đến kiến trúc của đế chế Osman.


Góp mặt vào nền văn hóa Byzantine có các nước Hy Lạp, Ai Cập, Syria, Tiểu Á. Nằm ở vị trí giáp ranh giữa Đông và Tây, nền văn hóa Byzantine in đậm dấu ấn truyền thống của cả hai vùng này. Trong kiến trúc Byzantine, người ta dễ dàng nhận thấy cả các yếu tố phương Đông lẫn các yếu tố Hy Lạp - La Mã cổ đại.
Kiến trúc Byzantine sớm được xây dựng như một sự tiếp nối của kiến ​​trúc La Mã cổ đại. Chuyến dịch về phong cách, tiến bộ công nghệ, và thay đổi chính trị và lãnh thổ có nghĩa là một phong cách khác biệt dần dần xuất hiện và thấm nhuần ảnh hưởng nhất định từ vùng Cận Đông và kế hoạch sử dụng cách bố trí Hy Lạp trong kiến ​​trúc nhà thờ. Các tòa được tăng độ phức tạp hình học, gạch và thạch cao đã được sử dụng ngoài việc đá trong trang trí của các cấu trúc quan trọng công cộng, các trật tự cổ điển đã được sử dụng tự do hơn, ghép thay thế trang trí chạm khắc, mái vòm phức tạp dựa trên cầu tàu lớn, và cửa sổ ánh sáng lọc qua tấm mỏng thạch cao tuyết hoa nhẹ nhàng để chiếu sáng nội thất.

Sự phát triển của kiến trúc Byzantine

Sự phát triển của kiến trúc Byzantine được chia ra làm ba giai đoạn :
  • Kiến trúc Byiantine tiền kỳ (thếkỷ IV - thế kỷ VI), đây cũng là thời kỳ hưng thịnh của nhà nước Đông La Mã. Việc xây dựng Constantinople được đẩy mạnh và thành phố này được mệnh danh là "chiếc cầu vàng nối liền phương Đông và phương Tây". Kiến trúc có rất nhiều loại hình: thành quách, cổng thành, cung điện, quảng trường, cầu dẫn nước và bể chứa nước,ẵ.. đặc biệt nhà thờ được đẩy mạnh việc xây dựng, có quy mô càng ngày càng đổ sộ, hình thức càng ngày càng hoa lệ. Trong khi kiến trúc cung điện vẫn được xây dụng theo kiểu kiến trúc La Mã thì nhà thờ, ngược lại, đòi hỏi phải có một chế định mới, vì Cơ đốc giáo là Quốc giáo, khi truyền sang phương Đông còn gọi là Đông chính giáo. Việc đi tìm một truyền thống mới này vào thế kỷ VI được đánh dấu bàng một tác phẩm lớn là nhà thờ Hagia Sophia. Thời kỳ này còn được gọi là thời kỳ hoàng kim của kiến trúc.
  • Kiến trúc Byzantine irung kỳ (thế kỷ VH - thế kỷ XỊỊ), do đất đai bị thu hẹp vì bị ngoại xàm, quy mô và số lượng kiến trúc lúc này bị giảm đi, đặc điểm kiến trúc là trên diện tích chiếm đất nhỏ, vẩn lấy việc phát triển theo chiều cao làm chính nhưng không còn những mái vòm lớn có vị trí trung tâm như thời kỳ trước nữa. Tính chất này dược phản ầnh vào việc xây dựng một công trình tiêu biểu của kiến trúc Byzantine nhưng được đặt ở Venise, phương Tây là nhà thờ S.Marco.
  • Kiến trúc Byzantine hậu kỳ (thế kỷ XIII- thế kỷ XV), kiến trúc Byzantine giai đọan này không vươn lênđược do nhà nước bị tổn thất VI những cuộc đánh chicm của quân Thập tự chinh. Quy mô xây dựng nhỏ, quay về trang trí trong nhà là chính, cho đến lúc bị Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt (năm 1453), kiến trúc không có gì đặc biệt.
  • Kiến trúc Byzantine nhìn chung những giai đọan thịnh đạt đạt được những thành tựu nổi tiếng là do dã tổng hợp được những kết quả của việc xây vòm cuốn gạch đá khu vực Tây Á, việc dùng thức cột cổ điển của Hy Lạp cổ đại và việc tìm đến quy mô đồ sộ của kiến trúc La Mã cổ đại.
 
Đặc điểm của Kiến trúc Byzantine

Sau khi chia thành hai phần Đông và Tây, đế quốc Byzantine ở phía Đông có thành tựu tiếp tục nở rộ. Trong quá trình phát triển của nó, ảnh hưởng của phương Đông đã làm thay đổi phong cách kiến trúc cũ và hình thành một phong cách kiến trúc mới đặc trưng. Vào thế kỷ VI, nhà vua lustinian đã cố gắng chiếm lại những vùng đất trước dây của Đế quớc La Mã cũ như vùng Ravenna (từng là thủ đô của Italia) và đã xây dựng một số nhà thờ Byzantine điển hình ở đó. Kiến trúc nhà thờ Byzantine có những nét đặc trưng sau đây:
  • Mặt bằng có các loại sau: Basilica, chữ thập, tập trung, đa giác.
  • Nghệ thuật Mozaich nổi tiếng trong nội thất.
  • Lối vào chính từ phía Tây, bàn thờ luôn ở phía Đông.
  • Kiến trúc dùng tường gạch là chính hoặc gạch xày xen kẽ với đá. Bên trong có khảm khắc những hình mẫu trang trí và ốp bằng vữa, mái lợp ngói hoặc bằng những tấm chì.
  • Phía bên ngoài ít trang trí và thường để thô mộc. Lối vào đôi khi được cấu tạo bằng nhõng hàng cột cuốn không chú trọng trang trí, vẻ ngoài rất mâu thuẫn với bên trong hoa lệ, với trang trí màu lam và màu vàng là chính, theo các chủ đề Kình thánh và Cung đinh.
  • Vòm buồm là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của kiến trúc Byzantine. Ưu điểm của vòm buồm sau này được kiến trúc Phục Hưng Italia phát triển thêm một cách đáng kể.

Nhà nước Byzantíne là một trong những nhà nước đầu tiên mang tính chất phong kiến hoá, xoá bỏ tàn tích nô lệ, có tôn giáo là Cơ đốc giáo, vừa là nơi giao lưu giữa Đông và Tày, nên kiến trúc Byzantine mang những đãc điểm nổi bật sau đây:
Kiến trúc Byzantine có nhiều loại hình mang đậm màu sắc địa phương Đông và tinh lọc được những đặc sắc của kiến trúc phương Tây
Nhà thờ mang nhiêu tính chất của nhà công cồng, nơi các con chiên tụ họp thường xuyên để tiếp thu những ảnh hưởng xoá bỏ tàn tích nô lệ nên được xây dụng rất công phu, tinh tế của phương Đông và quy mô đồ sộ của phương Tây.
Cụ thể hơn, hình thức mật bằng nhà thờ bấy giờ có các loại sau:
  • Mặt bằng kiểu Basilica hình chữ nhật
  • Mặt bằng kiểu tập trung (Hình tròn hoặc hình đa giác, ở giữa có mái vòm)
  • Mặt bẳng kiểu chữ thập (Mặt bằng có khu vực trung tâm ở giữa lợp mái vòm, bốn phía có không gian vươn ra xung quanh).
Thế kỷ V và VI, đế quốc Bỵzantine rất rộng lớn, bao gồm cả Syrie, Palestine, Tiểu Á Tế Á, Bancãng, Ai Cập, Bấc Phi và Italia, nên có điều kiện thu hút những tinh hoa của cả hai nền văn minh Đông, Tây. Bên cạnh Giáo hội, ảnh hưởng của cả hai nển văn minh quý tộc, của các tầng lớp thị dân đô thị, cũng rất lán, do đó tính chất thế tục cửa nền kiến trúc nhà thờ cũng lớn. Do vậy, kiến trúc Byzantine đã xây dựng cho mình những đặc sắc riêng dựa trên di sản kiến trúc La Mã và kinh nghiệm kiến trúc bản địa.


Kiến trúc Byzanline rất chú ý và có nhiều thành tựu trong việc tổ chức không gian bên trong.Trong kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ đại, nghi thức tôn giáo và lễ hội dán gian (Đa thần giáo và các lễ hội dân gian) thường được cử hành ở ngoài trời, nên diện tích công trình lớn hay nhỏ không được quan tâm nhiều, không gian ngoài nhà lúc đó rất quan trọng. Sang kiến trúc Byzantine , nghi thức tôn giáo được cử hành bén trong nhà thờ, Giáo hội quản lý toàn bộ hoạt dộng cuộc sống của tín đồ cho nên nhà thờ là nơi tụ tập, hội họp của nhân dân, kiến trúc tôn giáo Byzantine đòi hỏi phải có những không gian lớn, phải có được sức chứa lớn và cảm giác vô hạn về không gian. Vì vậy mặt bằng kiểu tập trung hay kiểu chữ thập có diện tích lớn, không gian phong phú biến hóa dần dần được sử dụng rộng rãi. Trong khi đó mặt bằng kiểu Basilica mảnh và dài chỉ được dùng trong thời kỳ kiến trúc Byzantine mới phát triển.
Thành tựu của việc tổ chức không gian bên trong của kiến trúc Byzantine có được là nhờ người Byzantine nắm được kỹ thuật kết cấu không gian lớn và tìm ra cũng như đẩy mạnh việc sử dụng một loại vòm gọi là vòm buồm.


Nền kiến trúc Hy Lạp cổ đại không có vòm, nền kiến trúc La Mã cổ đại mới chỉ dùng vòm bán cầu. Vòm bán cầu La Mã mới chỉ vuợt dược một khỏng gian lớn vừa phài, vì loại vòm này đặt trực tiếp lên đáy tường hình tròn hoặc da giác à bèn dưới.
Trong khi đó vòm buồm Byzantine đặt lèn cột, lợp được cả một không gian rộng rãi hơn. Nếu là một tổ hợp vòm buồm, với một vòm chính ở giữa cao hơn và bốn vòm buồm xung quanh, không gian lại càng rộng rãi và biến hóa hơn nữa.
Chỉ có phát triển vòm buồm mói thực hiện được ý đồ kiến trúc mặt bàng kiểu tập trung. Về mặt kết cấu, vòm buồm (dome on pendentives) bao gồm một vòm bán cầu đặt lên trên một bộ phận gọi là cuốn buồm (pendentive).
Nếu cuốn buồm nằm trên một mặt cầu với vòm bán cầu, ta có vòm buồm đơn giản; nếu mái bán cầu đuợc nâng cao lên, có cổ chống đỡ và cuốn buồm xoè rộng ra, ta có vòm buồm phức tạp.
Đây là một phát kiến lớn, đã triệt để giải quyết được vấn đề hình Ihức kiến trúc và kết cấu vòm buồm có mặt bằng hình vuông. Cách làm cuốn buồm là trên một mật bằng hình đáy vuông, men theo các cạnh hình vuông xây cuốn tròn, mái của cuốn buồm giống như một khối nửa tròn bị cắt vẹt đi phần không gian của đường tròn ngoại tiếp với mặt bằng hình vuông đó.


Một giải pháp kết cấu như vậy làm hài hòa, đơn giản hơn nhiều sự kết hợp một mặt bầng hình vuông và một mái cuốn tròn, tải trọng lại chỉ tập trung ở bốn cột, triệt liêu được nội lực xuất hiện trong vòm.
Ba thành phần cuốn buồm, cổ trống, vòm bán cầu, là những thành phần cơ bản của vòm buồm, về sau đối với kiến trúc các còng trình kỷ niệm Châu Âu ảnh hưởng rất lớn. Cụ thể là nền kiến trúc Phục hưng Italia đã kế thừa thành tựu xây dựng kiểu vòm này, nâng cao thành hệ thống vòm ovan hai lớp vỏ có thổ lợp dược một không gian cực lớn.
Vòm buồm Byzantine đương thời làm bằng gạch lớn hoặc đá nhẹ, cũng có khi làm bằng tấm gốm, trọng lượng vòm nhỏ và khi xây không dùng cốp pha. Khối xây ở dưới thường dùng bê tông hoặc có khi là những dải gạch xen vào những lớp vữa hay đá.

Nghệ thuật trang trí trong kiến trúc Byzantine

Nghệ thuật trang trí trong kiến trúc Byzantine gắn bó chặt chẽ với vật Liệu và kỹ thuật của nền kiến trúc này. Vật liệu xây dựng ở vùng trung tâm Byzantine chủ yếu là gạch xây chen với những lớp vữa dày, còn dùng cả bê tông có xuất xứ từ La Mã. Vì những vật liệu đó có bề mặt bên trong cũng như bên ngoài, có phần dưới vòm trần trông đạm bạc, nên cần phải gia công trang trí những diện tích lớn đó, vì vậy đã xuất hiện nghẹ thuật Mozaích khảm khắc pha lê, các chạm vẽ bột mầu và điêu khác để làm cho kiến trúc Byzantine đạt được hiệu quả lộng lẫy. Đó cũng là một đặc điểm nổi bật của nghệ thuật kiến trúc Byzantine .


Phần tường của nội thất kiến trúc Byzantine được trang trí bằng những tấm đá cẩm thạch, nhưng bề mặt vòm và cuốn lại không thích hợp với việc ốp đá cho nên dùng Mozaich (tranh ghép gốm hay khảm pha lê bằng những miếng nhỏ) hoặc vẽ bột mầu.
Mozaich vào thời Hy Lạp hậu kỳ đã liru hành ở vùng phía Đông Địa Trung Hải, Mozaich cùa Byzantine phát triển lên từ truyền thống làm Mozaich cua thành phố Alexandria. Mozaich thường được tạo thành bởi những miếng thủy tinh nhỏ nửa trong suốt (đục mờ). Để đảm bảo sự thống nhất sắc độ của những mảng Mozaich lớn, đấu tiên người ta quét lên mặt sau của những miếng thủy tinh một lớp màu nền, màu nền này từthế kỷ VI trở về trước dùng mầu lam là chính, còn từ thế kỷ VI trở vể sau, có nhiều công trình kiến trúc lớn dùng mầu nền là màu nhũ kim. Những mầu sắc đa dạng khác quét lên mặt ngoài các miếng thủy tinh, có mầu nền là lam hay kim nhũ, tạo thành một tổng thể khảm khắc rất huy hoàng và tráng lệ.
Mặt ngoài các miếng thủy tinh có độ nghiêng khác nhau, tạo thành hiệu quả lấp lánh, đồng thời khoảng cách giữa các miếng thủy tinh cũng không liền mạch, tạo nên vẻ hài hòa giữa tranh khảm với công trình xây đựng.


Đối với công trình kiến trúc không quan trọng lắm, người ta làm các bức tranh bội màu lên tường. Tranh bộí mầu có hai loại, một loại vẽ lên khi vữa đã khô, không được bển mầu lắm, một loại vẽ lén lúc vữa còn ướt, có độ bền lâu lốt và chất lượng thẩm mỹ cao.
Đề tài Mozaich và tranh bột mầu đều là những để tài mang tính tồn giáo hoặc gắn bó với những sự tích của nhà vua. Hai thể loại trang trí này cũng có một mối liên hệ nhất định với trang trí gạch men lưu ly Lưỡng Hà và Ba Tư trước đó.
Nghệ thuật khảm đá của kiến trúc Byzantine cũng rất đặc sắc ở các cuốn, chân cuốn, đáy vòm, đầu cội... và nhiều bộ phận khác được xây dựng bằng đá, đều có những diêu khắc trang trí trên các bề mặt, dề tài chính là hoa văn hình học hoặc hoa lá thực vật.
Đặc điểm của điêu khác đá là giữ nguyên được hình dáng hình học của cấu kiện kiến trúc, phần khắc lõm vào hình chữ V hoặc hình chữ u, cách làm này có nguồn gốc từ nghệ thuật truyền thống Arménia, vùng Trung Á.


Sự lộng lẫy này có thể thấy được trong nội thất của rất nhiều kiến trúc Byzantine , ví dụ như nội thất bên trong của Lãng mộ Galla Placidia ở Ravenna, xây dựng khoảng năm 425. Các bức tường được ốp đá cẩm thạch, vòm mái được khảm khắc bằng những miếng Mozaich sống dộng, nhiều nám sau màu sắc vẫn còn tươi nguyên.
Trong khi nội thất của kiến trúc Byzantine tìm đến sự lộng lẫy, tinh tế thì mặt ngoài của nó lại rất đơn giản, thô mộc. Ngoại thất các nhà thờ Byzantine dược tạo thành bởi các dải gạch có mầu sắc khác nhau, xen kẽ vào đó là các gờ đá đơn giản. Cũng có lúc chịu ảnh hưởng của Arménia, mặt tường ngoài thêm một ít các điêu khắc nhỏ. Đến tận thế kỷ XI, do ảnh hưởng của kiến trúc Hồi giáo (kiến trúc Islam), trang trí mặt tường ngoài mới được phong phú, tinh vi hơn.

Những nhà thờ tiêu biểu của kiến trúc Byzantine

Những nhà thờ điển hình Byzantine thông thường bao gồm một vòm bán cầu chính dặt tại vị trí trung tâm, thòng qua bốn "tay đỡ hình tam giác", chuyển tải trọng xuống bốn cây cột lớn; những cột này được nối kết lại với nhau bằng những cál cuốn; từ đó tỏa ra bốn khoảng không gian xung quanh đó là lối vào chính (tên chuyên môn gọ ỉ là Narthex), đối diện với nó qua vòm chính là không gian để ban thờ, hầm mộ, (không gian này ngãn cách với vòm chính bởi một vách ngăn (Cloison) trang trí những tranh thánh (gọi là Iconostase) hai không gian hai bên có chiều cao bằng một nửa, là những không gian - hành lang đành cho phụ nữ. Theo thời gian và theo địa điểm, mạt bằng và không gian nhà thờ Byzantine có những biến tấu khác nhau.

Ba nhà thờ tiêu biểu nhất của kiến trúc Byzantine là:
  • Nhà thờ Hagia Sophia, ở Constantinople (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ).
  • Nhà thờ Hagia Sophia ở Constantinople là nhà thờ lớn nhất đế quốc Byzantine , xây dựng dưới triều vua Justinian, vào những năm 532 - 537. Hai kiến trúc sư tác giả của nhà thờ này là Anthesmius ở Tralles và Isidore ở Milet đều là người Tiểu Á Tế Á. Nhà thờ Hagia Sophia là tấm bia kỷ niệm lớn của một thời đại huy hoàng nhất của nhà nước Byzantine , là nhà thờ chính của Đồng Chính giáo, nơi cử hành các nghi lễ trọng thể của nhà vua.
  • Nhà thờ Hagia Sophia có mặt bằng kiểu tập trung kết hợp với kiểu Basilica, từ Đông sang Tày dài 77m, từ Bắc xuống Nam dài 71,7m, đỉnh vòm chính đạt tới chiều cao 65m. Lối vào chính là hai hành lang kép. Nét nổi bật của nhà thờ thể hiện ở những mặt kết cấu, không gian bèn trong và mầu sắc.

Về mặt kết cấu, chiếc mái vòm trung tâm của nhà thờ có đường kính 32,6m, cao 15m, với 40 cái gờ sống chịu lực, đặt trên bốn cái cuốn buồm, truyền tải trọng xuống bốn cái bệ cột lớn có chiều rộng tới 7,6m. Một phần của lực đạp được truyền xuống hai bán vòm đặt ở hướng Đông và hướng Tây, lực của mỗi hai bán vòm lại do hai bệ cột có kích thước trung bình gánh chịu. Hai bức tường hình nửa tròn góp một phần chịu tải cho cuốn buồm vòm chính trung tâm được đặt theo hướng Nam Bắc có đường kính lớn 18,3m.
Một hệ thống kết cấu logic và xác đáng như vậy làm cho nhà thờ Hagia Sophia trở thành nhà thờ có những thông số không gian lớn nhất Byzantine, thể hiện sức mạnh của chính quyền và uy tín của giáo hội.
Vật liệu xây dựng nhà thờ là dùng đá bọt nhẹ để xây vòm, đá thiên nhiên để xây cột, vòm tường làm bằng gạch có những lớp vữa dày.


Đặc điểm nổi bật thứ hai của kiến trúc nhà thờ Hagia Sophia là không gian nội thất bên trong vừa thống nhất hài hòa vừa biến hóa phong phú, khung cảnh bẽn trong hết sức rộng rãi, mênh mông và khoáng đạt. Nghi thức tôn giáo cử hành trong nhà, nên không gian bên trong của nhà thờ càng rộng càng tốt, phần không gian lớn của mặt bằng nơi tụ họp con chiên có kích thước 68,6 X 32,6m, chiều cao 65m từ đất đến đỉnh vòm cũng vượt xa kỷ lục chiều cao đền Panthéon của kiến trúc La Mã giữ trước đó. Tính phức hợp cúa kết cấu không gian của nhà thờ Hagia Sophia cũng nổi trội hom tính đơn nhất của không gian của đền Panthéon, tuy vậy sự thuần khiết của không gian thì không bằng đền Panthéon, vì yèu cầu của nghi thức tôn giáo khác nhau.
Dưới chân vòm chính, giữa những gân sống chịu lực của vòm là 40 cái cửa sổ nhỏ, lấy ánh sáng thiên nhiên vào bên trong, làm cho nội thất nhà thờ thêm cảm giác vừa mông lung vừa thanh thoát. Có thể nói đó là một 'Tác phẩm của ánh sáng".
Không gian bên trong tạo được tính hướng tâm và tính trình tự của không gian do vị trí của các vòm được bố trí minh bạch.


Hai cánh Nam - Bắc bố trí mỗi cánh hai tầng, không giống như một tầng cao thông suốt ở hai phía Đông - Tây, dùng cho các nữ tín đồ, ở tầng hai phân vị cột nhỏ và mảnh nhẹ, lại càng làm tôn chiều cao của khu vực trung tâm của nhà thờ lên.
Điểm trội thứ ba của nhà thờ Hagia Sophia là sự đặc sắc của màu sắc và trang trí. Ân tượng vể sự tráng lệ của nội thất được tạo nên do việc dùng nhiều đá cẩm thạch ốp cột và chân tường, dùng điêu khắc cho đầu cột và pha lê khảm đỉnh vòm. Đá cẩm thạch có nhiều màu khác nhau: trắng, xanh lá cây, đỏ, đen,... làm thành các mảng hoa vãn trang trí dùng cho bệ cột và tường. Đá cẩm thạch xanh lá cây đậm, đỏ đậm,... dùng cho cột. Vòm và cuốn vòm khảm khắc pha lê, nền vàng hoặc lam. Nền nhà lát Mozaich.


Trong khi nội thất bên trong được gia công hết sức tỉ mỉ, chu dáo thì hình ảnh bên ngoài lại rất đơn giản, không có trang trí gì, chỉ phản ánh trung thực không gian nội thất, nên hình tượng không có gì đáng chú ý lắm.

Năm 588, sau một trận động đất mạnh, vòm mái nhà thờ bị sụp, người xây dựng lại chiếc vòm là cháu của Isidor. về sau người Thổ Nhĩ Kỳ đem nhà thờ này đổi thành đền Thanh Trấn, ở bốn phía xung quanh xây thêm bốn Minaret (tháp nhọn Hồi giáo), hoàn tất khung cảnh nhà thờ, làm đẹp thêm vẻ ngoài, như ta thấy hiện nay. Qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, ngày nay nhà thờ Hagia Sophia đuợc dùng làm bảo tàng.


Truyền thuyết kể lại rằng nhà vua Byzantine Justinian, khi lần đầu tiên bước vào nhà thờ đã phải kinh ngạc kêu lên: "Salomon, ta đã chiến thắng người!1'. Từ năm 1453 trở đi, khi người Thổ Nhĩ Kỳ chinh phục Byzantine, họ cũng đem kiến trúc kiểu Hagia Sophia làm khuôn mẫu và xây đựng nhiều nhà thờ Hồi giáo nổi tiếng kiểu tương tự như vậy. Không nghi ngờ gì nữa, nhà thờ Hagia Sophia là nhà thờ Cơ Đốc giáo to nhất và đẹp nhất ờ phương Đông. Qua thời gian, nhà thờ Hagia Sophia đã trở thành một nhân chứng bến vững của lịch sử kiến trúc tôn giáo.


Nhà thờ S. Vitale, ở Ravenna (nay thuộc Italia)
Nhà thờ s. Vitale ở Ravenna, thuộc Italia, cũng do nhà vua Justinian xây dựng (năm 526-547) là tác phẩm kiến trúc tiêu biểu thứ hai của kiến trúc Byzantine .
Ngay từ năm 402, Honorius đã chuyển thủ đô của mình tới Ravenna, mà cảng của nó chính là căn cứ của hạm đội La Mã, sau đó Ravenna rơi vào tay những người Ostrogoth và chỉ được thu hồi lại với Byzantine vào thời đại của nhà vua Justinian. Từ giữa thế kỷ V đến năm 751, Ravenna phát triển rực rỡ, được mệnh danh là thành phố của nghệ thuật Mozaich.


Nhà thờ S. Vitale có mặt bằng kiểu tập trung, được tạo thành bởi hai hình bát giác đồng tâm, hình bát giác bên trong đỡ một không gian trung tâm có chiều cao lớn, được bao quanh bởi tám không gian nhỏ và điện thờ hình bán nguyệt, phần chính viền bao quanh nhà thờ có hai tầng, đóng vai trò như một hành lang bao quanh. Vòm chính được cấu trúc một cách tài nghệ bằng những bình gốm, cái nọ ghép khít với cái kia, trên gác gỗ thanh và lợp ngói. Hệ thống lấy ánh sáng và cách trang trí của nhà thờ s. Vitale về sau này ảnh hưởng khá nhiều đến nghệ thuật kiến trúc Barốc.


Nhà thờ S. Marco ở Venise (Italia)
Tác phẩm tiêu biểu thứ ba của kiến trúc nhà thờ Byzantine là nhà thờ S. Marco ở Venise, Italia. Nhà thờ s. Marco là "đứa con đẻ muộn" của kiến trúc Byzantine , đồng thời cũng là "chiếc cầu nối" giữa phương Tây và phương Đông.
Nhà thờ s. Marco được xây dụng vào những năm 1063-1071 nhằm mục đích thể hiện sự gắn bó với Byzantine , lúc đó đang ủng hộ khu vực nước cộng hòa Venise muốn giành độc lập, chống lại Giáo hoàng.


Năm 1063, thống lĩnh Cộng hòa Venise quyết định xây dựng lại hoàn toàn nhà thờ S. Marco, làm cho nhà thờ này trở thành một biểu tượng huy hoàng của Venise qua nhiều thế kỷ. Đó là một hình mảu hoàn toàn Byzantine , sao chép giống như nhà thờ các thánh Apôtres ở Constantinople xây dựng trước đó 500 năm. Sự vay mượn này thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa Byzantine và Venise, cả về mặt kinh tế (Byzantine muốn các thành phô' trên lãnh thổ của mình và thành phố Venise trở nên phồn vinh, có lợi cho việc buôn bán), lẫn về mặt nghệ thuật (qua Venise phát huy ảnh hưởng văn hóa Byzantine đối với các thành phố khác ở Italia).


Mặt bằng của nhà thờ S. Marco có hình chữ thập, gần như đều cạnh, với năm mái vòm bán cầu. Vòm chính ở giữa và vòm phía trước lối vào có kích thước lớn hơn và chiều cao cao hơn so với hai vòm hai bên và vòm phía sau, mục đích là để đột xuất được những khu vực quan trọng có tính chất trọng điểm. Hệ thống năm cái vòm của nhà thờ trông rất giầu sức sống, cùng với hệ thống không gian lưu thông bên dưới chúng và một số vòm nhỏ khác ở khu vực viền ngoài phía trước tạo nên một không gian nội thất giàu tính biến hóa và sự hài hòa.
Mặt đứng phía trước của nhà thờ được chia cắt bởi năm cái vòm cổng có chiều sâu lớn, là những lối vào chính của công trình. Những cái vòm cổng này được đóng khung bởi hai hàng cột chồng xếp lên nhau thành hai tầng, những chiếc cột này được mang về từ Byzantine .
Phần nội thất chính của nhà thờ S. Marco chia ra làm ba nhịp, nhịp giữa lớn hơn hai nhịp biên, không gian này được tạo thành bởi những hàng cột hoặc tường, chạy dọc theo một trục giữa đến ban thờ. Những hàng cột có tiết diện vuông ở đây điểm nhịp cho không gian nội thất, dùng để đỡ các vòm chính, phần mở rộng bên dưới vòm chính và hai vòm bên là điện thờ, nơi thiêng liêng dành cho các giáo sĩ. Đầu cột có hlnh tạo thành bởi hai cái đấu đặt lên nhau.
Bên trong nhà thờ S. Marco rất giàu tính trang trí, trên tường là những bức Mozaich lớn, tổng số diện tích lên tới 5000m2, làm bằng các mảnh thủy tinh nhỏ, kể sự tích của thánh Marc, trên một nền dát vàng mỏng. Công việc trang trí này được kéo dài trong nhiều thế kỷ, bắt đầu từ trưóc năm 1100


Kiến trúc nhà thờ Nga thời trung cổ
Vào năm 988, thân vương Vladimir ở Kiev chấp nhận việc truyền bá Cơ đốc giáo vào vương quốc của ông ta. Thân vương Vladimir không những chỉ vay mượn thể chế mà còn tiếp thu cả tinh hoa kiến trúc đến tù Constantinople. Nhưng nếu dùng cả hệ mái vòm lớn thì về mặt chịu lực, mái không gánh nổi tải trọng của tuyết cho nên hệ thống mái phải chia nhỏ ra và thay vì một số ít vòm lớn, người ta đã đùng một hệ thống nhiều vòm nhỏ ghép lại.


Tác phẩm quan trọng dầu tiên của kiến trúc Nga và khu vực phụ cận là nhà thờ Hagia Sophia ở Kiev, được xây dựng vào năm 1037. Ảnh hưởng của kiến trúc Byzantine đọng lại ở mức độ vừa phải: một cái vòm gạch tương đối lớn ở chính giữa, còn lại một số vòm nhỏ và mái cuốn ở xung quanh, công trình sâu năm nhịp.


Đây cũng là ví dụ tiêu biểu của kiến trúc Nga tiền kỳ: mặt bằng gần với hình chữ nhật, phía Đông có năm đàn thờ hình bán nguyệt. Tường ngoài dày và cửa sổ nhỏ, có tới 13 cái vòm nhỏ cả thảy, mang đậm màu sắc kiến trúc Byzantine hậu kỳ, tranh bột màu dùng cho nội thất nhiều hơn là tranh kính mầu. Nhà thờ được xây dựng bởi những người thợ đến từ Hy Lạp.


Ngôi nhà thờ tiêu biểu thứ hai là nhà thờ Hagia Sopfia ở Novogrod (1045-1052), xây dựng trên một khu đất cao giữa khu vực Kremli cùa thành phố, tường quét vôi trắng, trên đinh đột xuất năm cái mái vòm hình củ hành, hình thức bên ngoài đường bệ, đơn giản, mang tính chất kiến trúc kỷ niệm rất rõ, mặc dù bố cục chưa thật hoàn chỉnh.


Nhà thờ tiêu biểu thứ ba là Italia thờ Vaxili Blagienmà à Moxkva (1555-1560), là tác phấm quan trọng nhất cùa kiến trúc Nga thời trung thế kỷ trung kỳ, do Ivan đại đế xây dựng đổ kỷ niệm chiến thắng quân Mông cổ xâm lược.


Kiến trúc nhà thờ có phong cách độc đáo, không gian bên trong không lớn nhưng ấn tượng mạnh mẽ lại do xứ lý ngoại hình mang lại, giống như là hình thức của một công trình kỷ niệm. Ớ giữa là một tháp nhọn nhiều cạnh kiểu lều trại, cao 47m, xung quanh là tám vòm mái hình củ hành, kiếu mái vòm đặc biệt của đất nước Nga. Kiến trúc được xây bằng gạch đỏ, trang trí thêm bầng đá trắng, các vòm mái cao thấp lô xô, màu sắc rực rỡ, giống như những bó đuốc. Hai kiến trúc sư chính xây dựng nhà thờ là Barma và Pôxnhich.

No comments: