La Paloma (1863)
La Paloma ("Chim bồ câu") - một bài hát nổi tiếng Tây Ban Nha và của cả thế giới. Bài hát đã được phổ biến và cải biên ở rất nhiều quốc gia, nhiều nền văn hóa, nhiều dòng nhạc khác nhau trên toàn thế giới và đã được ghi âm hơn 140 năm trở lại đây. "Cánh buồm xa xưa" được sáng tác bởi Sebastián Iradier - một nhà soạn nhạc người dân tộc Basque thuộc Tây Ban Nha sau khi Iradier trở về từ chuyến du lịch Cuba năm 1861. Có lẽ Iradier đã sáng tác "Cánh buồm xa xưa" vào khoảng năm 1863, chỉ hai năm trước khi ông từ trần và không kịp nhìn thấy đứa con tinh thần của mình trở thành một trong những bài hát nổi tiếng nhất thế giới.
Ảnh hưởng của dòng nhạc Hanabera của người dân Cuba đối với bài hát đã làm "Cánh buồm xa xưa" có những đặc trưng và giai điệu rất riêng biệt. Không lâu sau khi ra đời, "Cánh buồm xa xưa" trở nên rất thịnh hành ở Mễ Tây Cơ và sau đó lan sang nhiều nước khác trên thế giới. Ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như Afghanistan, Mễ Tây Cơ, Tây Ban Nha, Hawaii, Philippines, Đức, Rumani, Zanzibar và Goa bài hát trở thành một bài bán dân ca của khu vực đó. Nhiều năm trôi qua, mức độ phổ biến của "Cánh buồm xa xưa" cũng trải qua nhiều thăng trầm nhưng nó chưa bao giờ bị quên lãng. Có thể nói "Cánh buồm xa xưa" là một trong những bài hát đầu tiên được nhanh chóng phổ biến trên toàn thế giới và lôi cuốn nhiều ca nhạc sĩ thuộc các dòng nhạc khác nhau.
Chủ đề của bài "Cánh buồm xa xưa" bắt nguồn từ cuộc xâm lược xứ Hy Lạp của vua Darius I nước Ba Tư vào năm 492 trước Công nguyên, thời điểm mà chim bồ câu chưa được biết đến ở châu Âu. Lúc đó, hạm đội Ba Tư do đại tướng Mardonius chỉ huy đã gặp phải một trận bão ngoài khơi đỉnh Athos, nhiều thuyền chiến Ba Tư đã bị đắm trong trận bão này. Người Hy Lạp đã nhìn thấy nhiều chú chim bồ câu bay ra khỏi các xác tàu Ba Tư bị đắm và cho rằng những chú chim này mang về đất liền những thông điệp tình yêu cuối cùng của những thủy thủ đã bỏ mình giữa biển cả. Chủ đề về mối liên hệ cuối cùng của tình yêu vượt qua cả cái chết và sự chia ly đã được phản ánh trong bài "Cánh buồm xa xưa" (bản thân cái tên tiếng Tây Ban Nha "La paloma" có nghĩa là "chim bồ câu"). Trong khi lời bài hát ở các phiên bản ngoại ngữ có thể không đúng so với nguyên bản, tinh thần đó của bài hát vẫn được bảo tồn sau nhiều lần thu âm, dù dưới dạng nào và bài hát vẫn thể hiện được cái kịch tính, mâu thuẫn giữa sự chia ly với nỗi cô đơn, thậm chí cái chết và tình yêu.
Sebastián de Iradier
Sebastián de Iradier y Salaverri (Salaberri) (20 tháng 1 năm 1809 – 6 tháng 12 năm 1865), còn được biết tới tên khác là Sebastián Yradier, là một nhà soạn nhạc nổi tiếng người Tây Ban Nha, đúng hơn là thuộc dân tộc Basque ở Tây Ban Nha. Ông là người sáng tác ra bài hát La Paloma lừng danh, được biết đến ở Việt Nam dưới cái tên Cánh buồm xa xưa. Iradier sinh ngày 20 tháng 1 năm 1809 ở Lanciego, một đô thị nhỏ thuộc tỉnh Álava. Việc xuất bản các nhạc phẩm của mình ở Paris khiến Sebastían phải đổi tên của mình từ Sebastían Iradier sang Sebastían Yradier để dễ phổ cập các bài hát cho thính giả. Ông nổi tiếng với những bài hát thuộc dòng nhạc habaneras, đặc biệt là kiệt tác La Paloma được viết vào năm 1860 sau một chuyến du lịch đến Cuba của tác giả. Bài hát "La Paloma" sau đó trở nên cực kì thịnh hành ở cả Tây Ban Nha lẫn châu Mỹ (nhất là Mexico, nơi nó trở thành nhân tố chính góp phần cho sự thành công vang dội của dòng nhạc hanabera tại đó. Một bộ sưu tập gồm 25 bài hát thịnh hành nhất của Iradier được phát hành tại Pháp cùng với lời Pháp, ví dụ như "Fleurs d'Espagne". Một tác phẩm khác của Iradier có thể kể đến là "El Arreglito", một nhạc phẩm dòng habanera được Georges Bizet sử dụng làm nguồn cảm hứng cho vở nhạc kịch Carmen. Bản thân Bizet, tưởng rằng bài hát đó là một bài dân ca, được các gai điệu của "El Arreglito" truyền cảm hứng và lại sáng tác ra một bản nhạc mang tên "Habanera" dùng trong vở nhạc kịch Carmen: giai điệu "L'amour est un oiseau rebelle" là một giai điệu khác lấy từ "El Arreglito". Về sau ông biết được El Arreglito không phải là một bản dân ca và ông đã ghi chú lại nguồn gốc xác thực. Nhà soạn nhạc Sebastián Iradier lặng lẽ qua đời vào ngày 6 tháng 12 năm 1865, hưởng dương 56 tuổi. Ông đã không sống đủ lâu để thấy kiệt tác La Paloma của mình trở thành một trong những bài hát nổi tiếng nhất thế giới.
Lời Anh
Tonight, as the moon rises silver above the sea,
I long for the harbour where you wait for me,
Do you, for I know you sorrow when we're apart,
I wish I could send a messenger from my heart.
Then you may find a dove waiting at your window,
Singing a song of love to you at your window,
Let it come in and there as it flies above you,
Know that it's heart is mine and it sings I love you.
Let your sorrow take wings,
Let your heart ever sing love,
As you cherish the memory of our love,
That a dove may bring.
Then you may find a dove waiting at your window,
Singing a song of love to you at your window,
Let it come in and there as it flies above you,
Know that it's heart is mine and it sings I love you.
Lời Pháp
Le soir ma mère nous chantait quand j'étais enfant
L'histoire d'un bateau perdu et d'un oiseau blanc
Un jour le bateau s'en va droit vers l'océan
Et seule, le cœur plein d'amour une fille attend
Le marin lui a dit : "n'oublie pas je t'aime"
L'hiver et le printemps elle attend quand même
Elle voit un oiseau blanc se poser près d'elle
Qui portait quelques mots au creux de son aile
La paloma adieu, adieu c'est toi que j'aime
Ma vie s'en va mais n'aie pas trop de peine
Oh mon amour adieu !
La paloma adieu, adieu c'est toi que j'aime
Ma vie s'en va mais n'aie pas trop de peine
Oh mon amour adieu !
Elle prend tout contre son cœur le bel oiseau blanc
Tout deux ils s'ont repartis droit vers l'océan
L'amour ne meurt jamais j'ai vue deux colombes
S'envoler vers la mer et que la nuit tombe
La paloma adieu, adieu c'est toi que j'aime
Ma vie s'en va mais n'aie pas trop de peine
Oh mon amour adieu !
La paloma adieu, adieu c'est toi que j'aime
Ma vie s'en va mais n'aie pas trop de peine
Oh mon amour adieu !
Lời Đức
Wenn rot wie Rubin die Sonne im Meer versinkt
ein Lied aus vergangener Zeit in den Herzen klingt.
Das Lied, es erzählt von einem, der ging an Bord
und da sagte er zur Liebsten ein Abschiedswort:
Weine nicht, wenn ich einmal nicht wiederkehr!
Such einen andern dir, nimm es nicht so schwer!
Und eine weiße Taube fliegt dann zu dir
bringt einen letzten Gruß übers Meer von mir.
La Paloma ade!
Wie die wogende See
so ist das Leben ein Kommen und Gehn
doch wer kann es je verstehn?
La Paloma ade!
Wie die wogende See
so ist das Leben ein Kommen und Gehn
doch wer kann es je verstehn?
Lời Tây Ban Nha
Cuando salí de la Habana Valgame Dios!
Nadie me ha visto salir Si no fuí yo.
Y una linda Guachinanga S'allá voy yo,
Que se vino tras de mi, Que sí señor.
Si a tu ventana llega Una Paloma,
Tratala con cariño, Que es mi persona.
Cuentale tus amores, Bien de mi vida,
Coronala de flores, Que es cosa mia.
Ay! chinita que sí!
Ay! que dame tu amor!
Ay! que vente conmigo,
Chinita, a donde vivo yo!
El dia nos casemos ¡Valgame Dios!
En la semana que hay ir Me hace reir
Desde la Iglesia juntitos, Que sí señor,
Nos hiremos à dormir, Allá voy yo.
Cuando el curita nos eche La bendicion
En la Iglesia Catedral Allá voy yo
Yo te daré la manita Con mucho amor
Y el cura dos hisopazos Que sí señor
Cuando haya pasado tiempo ¡Valgame Dios!
De que estemos casaditos Pues sí señor,
Lo menos tendremos siete Y que furor!
O quince guachinanguitos Allá voy yo
Phạm Duy đặt lời Việt "Cánh buồm xa xưa"
Vi vu đồi thông reo xao xác lá chiều nay thu về
Em ơi cánh buồm xưa còn vương bao lời thề
Xa xa đàn chim mừng dang cánh biếc trời mây tung hoành
Sương lan lắng trong hoàng hôn chim khi tâm tư ta gầy.
Thuyền ai đang lênh đênh vượt sóng biếc cho tan vơi cơn sầu
Ai đang đắm đuối trên lưng muôn con sóng xanh bạc đầu?
Biệt ly sao chua cay làm mắt ướt tóc xanh nay phai màu
Nhớ mãi, nhớ mãi môi em cười khi bến xa con tàu.
Yêu em qua chuỗi ngày thơ
Mà giờ lòng còn vương thương nhớ
Nhớ người xưa chiều nay mình ta bao ước mơ
Niềm riêng se sắt bên lòng.
Thu ơi gieo mấy lần tang
Mà lòng người tàn theo năm tháng?
Ý thu vương trách sao lòng người mau lãng quên
Chiều nay thu vẫn mơ màng.
No comments:
Post a Comment