Amazing Grace (1835)
Amazing Grace là lời thơ do John Newton (1725-1807), một mục sư và thi sĩ, viết năm 1779, với thông điệp về những yếu đuối, lầm lỗi, và đau khổ của con người , và tình yêu của Thượng đế làm lành con người và giải phóng con người khỏi tối tăm tuyệt vọng. Đây là lời thơ về kinh nghiệm thật của cuộc đời John Newton. Newton lớn lên chẳng có một lòng tin tôn giáo nào.
Ông bị buộc gia nhập Hải quân Hoàng gia Anh và buôn bán nô lệ. Vào một đêm nọ một cơn bão khủng khiếp nhồi dập chiếc thuyền làm Newton sợ đến nỗi phải kêu cầu đến Chúa, đó là giây phút đánh dấu sự thức tỉnh tâm linh của Newton. Ông tiếp tục nghề buôn bán nô lệ vài năm nữa, rồi cuối cùng bỏ đi biển hẳn, và học thần học.
Năm 1764, ông được thụ phong linh mục Anh giáo và bắt đầu viết thánh ca cùng thi sĩ William Cowper. Amazing Grace lúc đầu không có nhạc, và người ta nghĩ là có thể bài kinh được đọc trong nhà thờ, và ít người biết đến nó. Nhưng đến đầu thế kỷ 19 thì bài kinh trở thành rất phổ thông trên đất Mỹ và có khoảng 20 bài nhạc khác nhau đi theo lời kinh. Tuy nhiên, đến năm 1835, lời kinh được ghép vào một đoạn nhạc có tên là “New Britain” và trở thành bản nhạc Amazing Grace ngày nay. Jonathan Aitken, người viết tiểu sử John Newton, ước tính là mỗi năm bài Amazing Grace được hát khoảng 10 triệu lần.
“‘Ân điển Diệu kỳ’ (Amazing Grace) cũng được phổ biến rộng rãi trong vòng những người ủng hộ công cuộc đấu tranh cho tự do và nhân quyền, dù là tín hữu Cơ Đốc hay không. Nhiều người tin rằng đây là bài hát chống nạn sở hữu nô lệ vì Newton từng là người buôn nô lệ, mặc dù có những tra vấn về điều này. Bài thánh ca được nhiều người hát từ hai bên chiến tuyến trong cuộc Nội chiến Mỹ.
Khi bị chính phủ Mỹ cưỡng bức tập trung vào những khu định cư dành riêng cho người da đỏ, nhiều người thuộc bộ tộc Cherokee gục chết trên “con đường nước mắt” mà không được chôn cất tử tế, “Ân điển Diệu kỳ” là bài hát mang đến niềm an ủi cho những người sống sót. Từ đó, bài thánh ca thường được xem là Quốc ca của người Cherokee. Đó là lý do khiến nhiều nghệ sĩ da đỏ đương đại ghi âm ca khúc này. Trong những năm gần đây, bài hát được phổ biến rộng rãi trong vòng các nhóm cai nghiện rượu và ma túy, đặc biệt là những nhóm được tổ chức bởi các tín hữu Cơ Đốc.
‘Ân điển Diệu kỳ’ được trình bày bởi nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, trong đó có thần tượng nhạc dân ca và nhà hoạt động nhân quyền Joan Baez. Bên cạnh việc ghi âm bài hát, Joan Baez đã mở màn phần trình diễn tại Hoa Kỳ của chương trình Live Aid – một chuỗi các buổi biểu diễn cứu trợ nạn đói châu Phi năm 1985 – với ca khúc “Ân điển Diệu kỳ”. Trong số các tên tuổi trong lãnh vực âm nhạc đã trình bày ca khúc này có: Nana Mouskouri, Arlo Guthrie, Bill and Gloria Gaither, Charlotte Church, Chris Tomlin, Destiny’s Child, Diana Ross, Elvis Presley, Johnny Cash, Kylie Minogue, LeAnn Rimmes, Mahalia Jackson, Rod Stewart….”
Amazing Grace How sweet the sound
That saved a wretch like me
I once was lost
But now I'm found
Was blind but now I see
'Twas grace that taught
My heart to fear
And grace that feared relieved
How precious did
That grace appear
The hour I first believed
Through many dangers
Toils and snares
I have already come
'Twas grace that brought me
Safely thus far
And grace will lead me home
And when this heart
And flesh shall fail
And mortal life shall cease
I shall possess
Within the vale
A life of joy and peace.
No comments:
Post a Comment