Friday, October 7, 2016

Simon & Garfunkel


Simon & Garfunkel là đôi song ca người Mỹ gồm hai thành viên: ca sĩ-nhạc sĩ Paul Simon và ca sĩ Art Garfunkel. Hai người cùng thành lập nhóm nhạc có tên Tom & Jerry năm 1957 và đạt thành công đầu tiên với một hit nhỏ "Hey Schoolgirl". Dưới cái tên Simon & Garfunkel, cặp song ca bắt đầu giành được sự chú ý bằng hit lớn "The Sound of Silence". Âm nhạc của họ tiếp tục được phổ biến rộng rãi nhờ việc phụ trách phần nhạc phim của bộ phim nổi tiếng do Mike Nichols làm đạo diễn The Graduate.Simon & Garfunkel đặc biệt nổi tiếng nhờ nghệ thuật hòa âm độc đáo không thể bắt chước, đã đưa họ trở thành một trong những nghệ sĩ thành công nhất của thập niên 60. Những hit lớn của họ bao gồm:"The Sound of Silence", "Bridge over Troubled Water", "Homeward Bound", "A Hazy shade of winter","Mrs Robinson", "The Boxer", " Cecilia" và "Scarborough Fair/ Canticle" xếp vị trí thứ nhất trên một vài bảng xếp hạng. Cặp song ca cũng đã nhận được 9 giải Grammy, được vinh danh tại Rock & Roll Hall of Fame năm 1990 và Long Island Music Hall of Fame năm 2007.
Mối quan hệ thỉnh thoảng không mấy tốt đẹp giữa hai thành viên đã dẫn tới album cuối cùng được phát hành vào năm 1970 Bridge over Troubled Water sau nhiều tháng bị trì hoãn cùng những bất đồng trong quan điểm nghệ thuật,sau đó Simon & Garfunkel tan rã. Bridge Over Troubled Water là album thành công nhất của cặp song ca, xếp vị trí thứ nhất trên nhiều bảng xếp hạng, trong đó có Anh, Mỹ, nhận được 8 chứng nhận Đĩa Bạch kim, đồng thời xếp thứ nhất trong số những album bán chạy số một tại Mĩ, thứ hai toàn thế giới. Sau khi đường ai nấy đi, Simon & Garfunkel thỉnh thoảng tái hợp một vài lần, trong đó nổi tiếng nhất là buổi hòa nhạc miễn phí tại Central Park năm 1981, thu hút hơn 500000 khán giả, xếp thứ 7 trong số những buổi biểu diễn được chú ý nhất trong lịch sử. Năm 2004, cặp song ca được Tạp chí âm nhạc Rolling Stone xếp hạng 40 trong số 100 nghệ sĩ lớn nhất mọi thời đại.


Thời kì đầu
Là bạn thân từ thuở ấu thơ, Paul Simon (sinh ngày 13/10/1941) và Arthur Garfunkel (sinh ngày 5/11/1941) cùng lớn lên tại Forest Hills, Queens, NYC, chỉ cách nhau vài tòa nhà. Họ gặp nhau lần đầu tai trường tiểu học PS164 năm 1953 trong vở kịch tốt nghiệp "Alice ở xứ sở diệu kì" (Simon vào vai White Rabbit còn Garfunkel vào vai Cheshire Cat). Cả hai đều là bạn học tại trường cơ sở Parson, trường trung học Forest Hills và bắt đầu biểu diễn chung từ những năm cấp 2 dưới cái tên Tom & Jerry (Simon là Jerry Landish còn Garfunkel là Tom Graph). Họ bắt đầu tự viết bài hát của riêng mình vào năm 1955 và có ghi âm chuyên nghiệp đầu tiên "Hey Schoolgirl" cho hãng Big Records năm 1957. Được phát hành dưới dạng đĩa vinyl 45 rpm và 78 rpm có kèm theo một bài hát có tên "Dancin' Wild", single " Hey Schoolgirl" leo lên vị trí 49 trên bảng xếp hạng của tạp chí Billboard. Cả Simon & Garfunkel đều thừa nhận chịu ảnh hưởng rất lớn của The Everly Brothers và hầu hết những bài hát thời kì đầu của họ đều thể hiện rất rõ những nét ảnh hưởng này.
Sau thành công nhỏ của " Hey Schoolgirl" cặp song ca cũng đã có cơ hội được hát trong chương trình American Bandstand ngay sau màn biểu diễn "Great Balls of Fire" của Jerry Lee Lewis. Những cố gắng tiếp theo vào năm 1958 không khiến ban nhac dành được thành công, Tom & Jerry tan rã, Simon và Garfunkel đi theo những con đường khác nhau, Simon đăng kí vào Đại học Queens còn Garfunkel theo đuổi Đại học Columbia ở Mahattan. Khi ở đại học, hai người đều tham gia vào Alpha Epsilon Pi, một tổ chức dành cho những sinh viên Do Thái.
Năm 1963, Simon bắt đầu cảm thấy hứng thú với bối cảnh nhạc folk thời bấy giờ, ông bắt đầu thay đổi phong cách viết nhạc viết những bài hát trưởng thành hơn trong giai điệu và nội dung, Simon cũng đã cho Garfunkel xem một số bài hát mà sau này có mặt trong album đầu tiên của họ "Sparrow", "Bleecker Street" và "He Was my Brother", bài hát tưởng nhớ Andrew Goodman, người bạn cùng lớp trước đây của Paul Simon, một trong ba công nhân bị giết trong vụ đấu tranh quyền công dân ở Neshoba County, Mississippi ngày 21/6/1964.Năm 1964, cặp song ca có lần ra mắt đầu tiên với hãng ghi âm Columbia Records, Clive Davis, giám đốc của hãng lúc bấy giờ đã quyết định kí với hai người hợp đồng đầu tiên và gọi họ dưới tên thật: Simon & Garfunkel. Album thứ nhất của nhóm có tên Wednesday Morning 3AM được phát hành vào ngày 19/10/1964 ban đầu thất bại về thương mại và không nhận được bất kì tín hiệu tốt nào từ giới phê bình.


Lần tan rã đầu tiên
Sau thất bại của album đầu tiên, Simon đến Anh tiếp tục theo đuổi sự nghiệp solo, biểu diễn tại Les Cousins, The Troubadour ở Luân Đôn và một số câu lạc bộ folk địa phương. Trong thời gian này ông cũng đã phát hành album solo The Paul Simon Songbook năm 1965. Được ghi âm vào tháng 7,8 tại Levy's Studio, Luân Đôn, album phát hành dưới dạng LP nhưng sau đó bị xóa đi vào năm 1979 theo yêu cầu của Simon rồi lại được phát hành lại năm 2004 có kèm theo một số bài hát khác, dưới dạng CD. Trong thời gian ở Luân Đôn, ông cũng hợp tác với Bruce Woodley của The Seekers trong một số ghi âm: "I Wish You Could Be Here", "Cloudy", "Red Rubber Ball", sau này đã trở thành hit xếp thứ nhất tại bảng xếp hạng US của The Cyrkle năm 1966.
Khi Simon đang ở Anh, mùa hè năm 1965, đài radio ở quanh vùng Cocoa Beach và Gainesville, Florida bắt đầu nhận được những yêu cầu cho một ca khúc trong Wednesday Morning 3AM có tên "The Sound of Silence". Ca khúc này cũng đã được phát trên làn sóng radio ở Boston. Nắm lấy cơ hội đó, nhà sản xuất người Mỹ, Tom Wilson, lấy cảm hứng từ thành công lớn của The Byrds trên phiên bản ghi ta điện những ca khúc của Bob Dylan đã cùng với ban nhạc cộng tác với Bob Dylan trước đó trong ca khúc hit "Like A Rolling Stone" phối thêm tiếng ghi ta điện, ghi ta bass, trống vào bản "The Sound of Silence" gốc rồi phát hành lại nó dưới dạng single kèm theo một ca khúc "We've Got a Groovy Thing Goin'". Ngay cả Paul Simon cũng hoàn toàn không hề biết về điều này cho đến khi ca khúc lọt vào Top 40. Đầu năm 1966, ca khúc vươn lên vị trí thứ nhất trên bảng xếp hạng Billboard.


Hợp nhóm và thành công
Năm 1966, Paul Simon trở về Mỹ tái hợp với Art Garfunkel, hai người cùng ghi âm một số bài hát với phong cách tương tự như "The Sound Of Silence" nhưng không thành công. Ngày 17/2/1966, Simon & Garfunkel phát hành album Sounds Of Silence, album xếp hạng 21 trên Billboard Top Album, chủ yếu nhờ thành công của bài hát nhan đề, trong khi Wednesday Morning 3AM cũng được phát hành lại đạt hạng 30. Cùng vào đó là các bài hát Simon trước đã ghi âm trong The Paul Simon Songbook được phối lại trên phiên bản ghi ta điện như "I Am a Rock"(single vươn lên vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng mùa hè năm 1966), "Leaves That Are Green", "A Most Peculiar Man", "April Come She Will", "Kathy's Song".
Nhiều ca khúc hit đã liên tục ra đời, bao gồm "Scarborough fair/Canticle", được viết lại bởi Martin Carthy dựa trên một bài dân ca cổ của Anh và "Homeward Bound" (single sau đó đã vươn lên hạng 5 tại Mĩ) được Paul Simon viết khi ông đang trên đường biểu diễn trong các câu lạc bộ folk khắp nước Anh năm 1965.Một số bài hát trong The Paul Simon Songbook tiếp tục được trình bày lại trong album thứ hai Parsley, Sage, Rosemary and Thyme, phát hành vào ngày 10/10/1966 bao gồm cả "Cloudy", ca khúc Simon đồng sáng tác cùng Bruce Woodley của The Seekers. Album đạt thành công lớn, xếp thứ 4 trên Billboard và được coi là album khuôn mẫu của nhạc folk. Năm 2003, Rolling Stone xếp nó ở vị trí 201 trong số 500 album hay nhất mọi thời đại.
Đầu năm 1967, Pickwick Records, hãng ghi âm không mấy danh tiếng đã lợi dụng tên tuổi mới gây dựng của Simon & Garfunkel để phát hành một album dưới cái tên The Hit Sounds of Simon & Garfunkel. Album này gồm 10 ca khúc được ghi âm bởi cặp song ca vào cuối những năm 50, đầu những năm 60, khi họ còn được biết đến với cái tên Tom & Jerry, bao gồm cả ca khúc hit "Hey Schoolgirl"-"Dancin' Wild". Simon & Garfunkel đã kiện Pickwick ra tòa, cuối cùng hãng này phải rút album The Hit Sounds of Simon & Garfunkel ra khỏi thị trường.


Tháng 6/1967, Simon & Garfunkel biểu diễn tại Liên hoan Monterey Pop Festival. Cùng năm đó, họ phụ trách phần âm nhạc cho bộ phim nổi tiếng The Graduate, album soundtrack của bộ phim được phát hành vào ngày 21/2/1967 đã leo lên vị trí thứ nhất trên bảng xếp hạng. Theo tuần san báo Variety của Peter Bart ngày 15/5/2005, đạo diễnMike Nichols đã rất hứng thú với âm nhạc của cặp song ca trong suốt quá trình làm phim. Larry Turman,nhà sản xuất của ông đã đề nghị Simon viết 3 bài hát mới nhưng đến khi bộ phim đã gần được biên tập xong thì Simon mới viết được 1 bài. Mike Nichols nài nỉ Simon viết thêm nhưng Simon do phải đi lưu diễn liên tục nên không có thời gian. Ông cũng chơi thử một vài nốt trong bài hát mới cho Nichols nghe thử "Nó không phải dành cho bộ phim, đó là bài hát về quá khứ, về Mrs. Roosevelt và Joe DiMaggio". Nichols sau đó đã khuyên Simon "Bây giờ bài hát sẽ nói về Mrs. Robinson chứ không phải Mrs. Roosevelt nữa".
Album thứ ba của Simon & Garfunkel mang tên Bookends được phát hành chính thức vào ngày 3/4/1968. Với chủ đề bao trùm là nỗi mất mát, sự già cỗi, album mang đậm dấu ấn những biến động trong xã hội Mĩ thời kì cuối thập niên 60, thể hiện rõ sự trưởng thành vượt bậc trong âm nhạc của Simon & Garfunkel. Bookends cũng gồm một số bài hát do Simon sáng tác nhưng không được sử dụng trong phim The Graduate: "A Hazy Shade of Winter", "Overs", và "Punky's Dilemma"... Ngay sau khi phát hành, album lập tức vươn lên đứng đầu bảng xếp hạngBillboard Top Album, bốn single " "A Hazy Shade of Winter", "Fakin' it", "At the zoo" và "Mrs Robinson" cũng lần lượt lọt vào top 25. Riêng ca khúc "Mrs Robinson" trong album The Graduate trước đó đã xếp thứ nhất trên Billboard, xuất hiện trong Bookends là bản đầy đủ với phần lời được Simon viết thêm.
Mùa thu năm 1968, Simon & Garfunkel trở lại Anh hát trong chương trình Kraft Hall được phát sóng trên đài BBC. Cặp song ca đã trình bày 7 bài hát: "A Poem on The Underground Wall", "For Emily Whenever I May Find Her", "Overs", "Anji", "Patterns", "The Sound Of Silence" và "The 59th Street Bridge Song/Feeling Groovy". Trong đó màn trình diễn ghi ta "Anji" có sự góp mặt của Eddie Simon, em trai của Paul Simon. Tháng 3/1969, ca khúc "Mrs Robinson" đã được trao giải Grammy cho Ghi âm của năm, cùng với đó Simon cũng nhận được giải Sáng tác nhạc phim xuất sắc nhất.


Lần tan rã thứ hai
Kể từ năm 1969, những chuyến lưu diễn liên tục cùng những bất đồng quan điểm khiến quan hệ giữa hai thành viên trong ban nhạc ngày một xấu đi. Art Garfunkel bắt đầu theo đuổi niêm đam mê mới với điện ảnh bằng việc tham gia vai diễn Nately trong bộ phim làm trên đề tài Thế chiến 2 Catch-22 của Đạo diễn Mike Nichols. Vai diễn kéo dài 5 tháng khiến Garfunkel phải bay đến Mexico, bỏ lại Simon ở lại New York một mình sáng tác và ghi âm.
Cùng thời gian đó chương trình truyền hình đặc biệt ngày 30/12/1969 Songs of America có quay lại cảnh ghi âm trong studio, các cuộc phỏng vấn, những cảnh hậu trường dọc chuyến lưu diễn của Simon & Garfunkel cuối năm 1969, đã bị từ chối phát sóng bởi liên quan quá nhiều đến chính trị, đặc biệt là cuộc chiến tranh Việt Nam.
Album thứ năm, Bridge over Troubled Water, sau nhiều tháng trì hoãn, cuối cùng đã được phát hành vào ngày 26/2/1970, vươn lên đứng đầu bảng xếp hạng Billboard Top Album và là một trong những album bán chạy nhất của thập niên 70. Single cùng tên " Bridge over Troubled Water" được thể hiện chủ yếu qua giọng hát của Art Garfunkel thành công rực rỡ, xếp thứ nhất Billboard trong 6 tuần. Các single còn lại cũng lần lượt lọt vào top 20: "Cecilia" hạng 4, "The Boxer" hạng 7 và "El Condor Pasa " hạng 18.
Năm 2003, Bridge over Troubled Water đã được Tạp chí Rolling Stone xếp ở vị trí thứ 51 trong số 500 album hay nhất mọi thời đại. Tính đến nay album đã bán được hơn 25 triệu bản trên toàn thế giới. Album cũng đã đem về cho Simon & Garfunkel 6 giải Grammy, trong đó có 3 giải quan trọng nhất là Album của năm, Ghi âm của năm và Ca khúc của năm cho ca khúc "Bridge over Troubled Water". Năm 1977, album cũng được trao giải Album quốc tế xuất sắc nhất tại lần trao giải đầu tiên của Brit Awards.
Năm 1970, cặp song ca tan rã. Đường ai nấy đi Paul Simon tiếp tục theo đuổi sự nghiệp solo thành công, đỉnh cao là album Graceland với sự pha trộn của nhạc pop Mĩ cùng những âm thanh châu Phi. Trong khi đó Art Garfunkel duy trì song song giữa đóng phim và ca hát, không viết nhạc hay chơi bất cứ nhạc cụ nào khi còn ở trong Simon & Garfunkel, ông hợp tác với nhiều nghệ sĩ sáng tác bài hát khác, trong đó phải kể đến Jimmy Webb.


Những lần tái hợp
Tháng 6/1972, Simon & Garfunkel tái hợp lần đầu tiên trong show hòa nhạc từ thiện tại Quảng trường Madison Square Garden phục vụ cho chiến dịch tranh cử của ứng cử viên tổng thống George McGovern. Cũng trong năm đó, họ trở lại studio của Columbia cùng cho ra album tuyển tập Simon & Garfunkel's Greatest Hits. Album vẫn chứng tỏ sức hút của Simon & Garfunkel ngay cả khi họ đã tan rã bằng việc vươn lên vị trí thứ 5 trên Billboard, đồng thời bán được 14 triệu bản tính riêng ở thị trường Mĩ, giữ kỉ lục là album bán chạy nhất của một cặp song ca.
Ngày 18/10/1975, Simon & Garfunkel cùng xuất hiện trong show truyền hình của Đài NBC Saturday Night Live, cặp song ca cùng biểu diễn 3 bài hát "The Boxer", "Scarborough Fair" và "My Little Town". Trong đó "My Little Town" là ca khúc mới nhất của Simon & Garfunkel sau 5 năm tan rã. Single này xuất hiện trong cả 2 album, Still Crazy After AllTthese Years của Paul Simon và Breakaway của Art Garfunkel, đã vươn lên vị trí thứ 9 trên Billboard và đem về cho họ một đề cử Grammy nhóm trình bày pop xuất sắc nhất.
Năm 1977, Simon, James Taylor cùng Garfunkel hợp ca trong bản cover ca khúc "Wonderful World" của Sam Cooke. Ca khúc này có mặt trong album solo thứ ba của Art Garfunkel Watermark, vươn lên vị trí thứ nhất trên bảng xếp hạng Billboard Adult Contemporary và xếp hạng 17 trên Billboard Hot 100. Simon cũng hát làm nền cho ca khúc "In Cars" trong album solo phát hành năm 1981 của Garfunkel, Scissors Cut.
Ngày 19/9/1981, Simon & Garfunkel tiếp tục tái hợp trong buổi hòa nhạc miễn phí tại Central Park, New York. Buổi biểu diễn đã trở thành một sự kiện lớn thu hút hơn 500000 người hâm mộ, được ghi âm lại thành album và phát hành dưới dạng đĩa CD/DVD có tên The Concert in Central Park, trong khi đó bản cover ca khúc của The Everly Brothers "Wake Up Little Susie" được phát hành dưới dạng single. Thành công tại Central Park đã dẫn tới tour diễn vòng quanh thế giơí của cặp song ca vào năm 1982-1983. Sau đó Simon & Garfunkel dự định phát hành một album mới có tên Think Too Much nhưng do bất đồng quan điểm cùng những động thái tiêu cực từ công ty ghi âm đã khiến cho Simon buộc phải xóa toàn bộ phần ghi âm giọng hát của Art Garfunkel trước đó và làm lại thành album của riêng mình, Hearts and Bones phát hành năm 1983.


Lần xuất hiện tiếp theo của cặp song ca trước công chúng là vào năm 1990 khi Simon & Garfunkel được lưu danh vào Rock and Roll Hall of Fame. Họ đã hát hai ca khúc nổi tiếng của nhóm là "Bridge over Troubled Water" và "The Boxer". Năm 1993, họ lại cùng nhau góp mặt trong 21 show diễn bán hết vé, trong đó một nửa là phần solo của Simon cùng ban nhạc của mình, nửa còn lại là phần biểu diễn của Simon & Garfunkel. Cũng vào năm này, cặp đôi xuất hiện trong một số show diễn từ thiện, đáng chú ý là buổi hòa nhạc Bridge School Benefit và phần biểu diễn gây quỹ United Way Children's Charities tại Sky Dome, Toronto.
Năm 2002, Columbia/Legacy cho phát hành Live from New York City, album này ghi âm lại gần như toàn bộ buổi hòa nhạc của Simon & Garfunkel tại Philharmonic Hall, Lincoln Center, New York ngày 22/2/1967, chỉ ngoại trừ ca khúc "Red Rubber Ball". Album cũng bao gồm phần biểu diễn "A Church Is Burning", bài hát trước đó vốn chỉ có mặt trong The Paul Simon Songbook mà ko có mặt trong bất kì album studio nào của Simon & Garfunkel.
Ngày 23/2/2003, Simon & Garfunkel cùng xuất hiện trong ca khúc "The Sound of Silence" mở màn cho lễ trao giải Grammy Award.Cũng tại đây,cặp song ca đã được vinh danh cho những cống hiến âm nhạc trong hơn 4 thập kỉ bằng giải thưởng danh giá Thành tựu trọn đời. Sau đó những tin đồn về sự cải thiện mối quan hệ giữa hai thành viên cuối cùng cũng trở thành sự thật khi giữa năm 2003, Simon & Garfunkel tuyên bố tái hợp trong tour diễn có tênOld Friends. Tour diễn đầu tiên sau hơn 20 năm bắt đầu từ ngày 16/10 và kết thúc vào ngày 21/12/2003 tại Tampa, gồm 40 buổi hòa nhạc tại 28 thành phố của nhiều nước Mĩ, Nhật Bản, Canada, Ô-xtrây-li-a và Châu Âu. Với khách mời đặc biệt là The Everly Brothers, Simon & Garfunkel đã biểu diễn những ca khúc được yêu thích nhất của họ, từ những hit lớn "The Sound Of Silence", "The Boxer", "Mrs Robinson", "Bridge over Troubled Water"... đến những ca khúc ít người biết đến hơn như "Leaves That Are Green" hay "Hey Schoolgirl". Tour diễn Old Friends đã trở thành một hiên tượng thu hút đông đảo người hâm mộ, báo chí và giới chuyên môn, dẫn đến tour diễn tiếp theo vào tháng 6,7 năm 2004, gồm hơn 25 buổi hòa nhạc, đỉnh cao là show diễn miễn phí tại Colosseum, Rome, I-ta-li-a với sự có mặt của hơn 600000 khán giả.
CD/DVD Old Friends: Live on Stage được phát hành sau đó vào cuối năm 2004, bao gồm cả một số cảnh trong chương trình Songs of America năm 1969 và một bài hát "mới" vốn đã được dự định có mặt trong album tái hợp năm 1983"Citizen of The Planet".


Năm 2007, trong lễ trao giải Gershwin Awards, nhân dịp được vinh danh, Simon đã giới thiệu Art Garfunkel như là "my partner in arguments", hai người cùng trình bày ca khúc "Bridge over Troubled Water".
Ngày 18/9/2007, Columbia/Legacy phát hành Live 1969, ghi lại tour diễn quảng bá cho album Bridge over Troubled Water của Simon & Garfunkel vào năm 1969. Theo tạp chí Billboard thì đáng lẽ ra theo dự định album này sẽ được phát hành trước Bridge over Troubled Water năm 1970, nhưng không hiểu vì lí do gì mà mãi đến năm 2007, album mới chính thức được công bố.
Ngày 13/2/2009, Simon cùng ban nhạc của mình biểu diễn tại sân khấu huyền thoại Beacon Theater tại New York, nhân dịp nhà hát này hoạt động trở lại sau 7 tháng đóng cửa để sửa chữa. Buổi biểu diễn cũng gồm có sự hiện diện Art Garfunkel. Hai người cùng trình bày ba ca khúc "The Sound of Silence", "The Boxer" và "Old Friends".
Ngày 2/4/2009, Simon & Garfunkel khởi động tour diễn qua Nhật Bản, New Zealand và Ô-xtrây-li-a vào tháng 6,7. Sau đó ngày 29-30/10/2009, họ có mặt trong buổi hòa nhạc kỉ niệm 25 năm Rock & Roll Hall of Fame tại Quảng trường Madison Square Garden, New York. Buổi biểu diễn cũng gồm sự tham gia của nhiều nghễ sĩ nổi tiếng khác như:Bruce Springsteen & The E Street Band; U2; Metallica; Aretha Franklin; Stevie Wonder, và Crosby, Stills & Nash.
Tháng 3/2010, Simon & Garfunkel tiếp tục thông báo tour diễn mùa xuân gồm 13 show, khởi đầu vào tháng 4 với phần trình diễn tại New Orleans Jazz & Heritage Festival. Phần lớn tour diễn tập trung tại Canada, còn lại là 4 buổi hòa nhạc diễn ra tại Mĩ. Tuy vậy ngày 17/6/2010, họ buộc phải hoãn toàn bộ tour diễn này do Art Garfunkel bị nhiễm chứng viêm dây thanh quản và không thể ca hát được.
Ngày 8/3/ 2011, nhân dịp kỉ niệm 40 năm Bridge over Troubled Water ra đời,album tiếp tục được phát hành lại một lần nữa. Bridge over Troubled Water: 40th Anniversary Edition gồm 1 đĩa CD album gốc và 1 đĩa DVD ghi lại toàn bộ chương trinh gây tranh cãi "Songs of America" cùng bộ phim tài liệu về quá trình thực hiện album Bridge over Troubled Water có tên The Harmony Game.


Ảnh hưởng
Ngay từ những ngày tháng đẩu tiên cho đến tận sau khi tan rã, Simon & Garfunkel luôn có một ảnh hưởng rộng rãi trong nền văn hóa đại chúng Mĩ được chứng tỏ bằng hàng loạt những bản cover các ca khúc nổi tiếng của họ, những bộ phim, những show truyền hình trên ti vi và rất nhiều lĩnh vực khác đều có thể bắt gặp bóng dáng dù ít hay nhiều của cặp song ca này.

SCARBOROUGH FAIR
Nhạc Sĩ: Music: Paul Simon
Lyrics: English Folks Song

Are you going to Scarborough Fair:
Parsley, sage, rosemary and thyme.
Remember me to one who lives there.
She once was a true love of mine.
On the side of a hill in the deep forest green.
Tracing of sparrow on snow-crested brown.
Blankets and bedclothes the child of the mountain
Sleeps unaware of the clarion call.
Tell her to make me a cambric shirt:
Parsley, sage, rosemary and thyme;
Without no seams nor needle work,
Then she'll be a true love of mine.
On the side of a hill a sprinkling of leaves.
Washes the grave with silvery tears.
A soldier cleans and polishes a gun.
Sleeps unaware of the clarion call.
Tell her to find me an acre of land:
Parsley, sage, rosemary and thyme;
Between the salt water and the sea strand,
Then she'll be a true love of mine.
War bellows blazing in scarlet battalions.
General order their soldiers to kill.
And to fight for a cause they've long ago forgotten.
Tell her to reap it with a sickle of leather:
Parsley, sage, rosemary and thyme;
And gather it all in a bunch of heather,
Then she'll be a true love of mine.

Bài hát “Scarborough Fair” là một bài hát dân ca xuất xứ từ Anh Quốc, thời Trung Cổ. Scarborough là một thành phố nằm ven bờ biển nước Anh, là hải cảng mà các thương gia, thuyền bè thời đó dùng làm nơi trao đổi hàng hóa, thương mại. Thành phố thành lập từ một ngàn năm trước đây, khi chúa tể Viking Skartha, quyết định lưu lại lâu dài tại Scarborough, biến hải cảng này trở thành một thương cảng quan trọng trong vùng Tây Bắc Anh Quốc.


Lịch sử thành phố:
Ngày nay chữ “Fair” có nghĩa là Hội Chợ, được tổ chức vào mùa hè, nơi mọi người tụ họp vui chơi, trước kỳ gặt vào mùa thu. Mùa hè là thời gian có thể dựng những gian hàng và các trò chơi nằm ngoài trời. Hội Chợ thường có sân khấu trình diễn âm nhạc cho tới khuya. Thường các hội chợ mang tên là Country Fair, Strawberry Fair, hay lấy tên quận, hạt của thành phố như Orange County, Scarborough Fair v.v. …
Scarborough Fair thời đó không có nghĩa là hội chợ, mà là một cuộc hội họp thương mại, nơi các thương gia trao đổi hàng hóa với nhau. Bắt đầu vào trung tuần tháng Tám, đặc biệt Hội chợ thương mại Scarborough Fair kéo dài tới 45 ngày, một thời gian tương đối dài hơn so với các hội chợ thương mại khác trong nước. Hội chợ rất lớn và quan trọng, tất cả mọi nơi khắp xứ Anh và ngay cả tại những xứ lân cận khác đều tụ về Scarborough Fair, để trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Năm tháng trôi qua, hải cảng của thành phố Scarborough suy giảm, và các hoạt động thương mãi cũng giảm theo. Ngày nay Scarborough chỉ là một thành phố nhỏ hiền hoà, nằm ven biển.

Lịch sử bài hát:
Người ta bắt đầu nghe bài hát “Scarborough Fair” qua những người hát dạo thời đó, thường được gọi là bard hay shapers, khi họ di chuyển từ làng mạc này qua thành phố nọ. Tuy vậy tại mỗi nơi lời và cách hòa âm có thay đổi đôi chút, lâu đời người ta không còn biết tác giả là ai. Hiện nay tại Anh quốc có nhiều bản có lời khác nhau nhau, nhưng có cùng nốt nhạc và cùng mang tên “Scarborough Fair”.
Có lẽ bài hát Scarborough Fair được toàn thế giới biết tiếng, nhờ Paul Simon và Garfunkel thâu vào đĩa album có tên là “Parsley, Sage, Rosemary and Thyme” vào năm 1966. Khi sang Anh Quốc trong một lần trình diễn, Paul Simon biết đến bài hát, qua lời ca và hòa âm của nhạc sĩ Dân Ca Anh Quốc Martin Carthy. Sau này Paul Simon đã cho thu bản nhạc, và có dùng một phần hòa âm của Martin Carthy, tuy P. Simon đã “quên” khg ghi tên Martin Carthy vào dĩa hát của anh.


Ý nghĩa của bài hát.
Ngày xưa các giới thượng lưu và các chàng hiệp sĩ (knights) bày tỏ tình yêu qua bài thơ, bản nhạc với những lời ví von đẹp đẽ, để tả tấm lòng thương yêu, ngưỡng mộ người đẹp. Nhưng lối diễn tả tình cảm này thường là một chiều, chàng ngưỡng mộ sắc đẹp nàng từ xa xa, khi bóng nàng thấp thoáng xuất hiện trên lầu son, hay cùng đám bạn gái dạo chơi trong vườn nhà. Những bài tình tự này không diễn tả hy vọng, ước muốn tình yêu của mình sẽ được đáp lại với tình của nàng. Bài hát Scarborough Fair viết từ dân gian, nên tình yêu là một nghịch lý trái ngược hẳn giới thượng lưu và xã hội thời đó. Chàng trai trong bài hát đã đặt vấn đề một cách lãng mạn, tình tứ, đầy chất thơ. Chàng đề nghị nàng làm nhiều điều thật khó khăn, khó thực hiện, tỉ như dệt áo cho chàng, vải lấy từ gỗ của cây phong, và may thật khéo léo để chứng tỏ nàng thực là người yêu chàng.

Tell her to make me a cambric shirt
Parsley, sage, rosemary, and thyme
Without no seam nor needlework
Then shéll be a true love of mine
Và trong bài nguyên thủy, chàng đòi hỏi nàng hãy tới tỏ tình với chàng, hỏi xin bàn tay của chàng. Chàng ước muốn như thế, vì nàng đã phụ chàng, bỏ chàng ra đi một cách đột ngột, vì thế nàng phải trở về thực hiện những điều khó khăn mà chàng đề nghị.
Dear, when thou has finished thy task
Parsley, sage, rosemary and thyme
Come to me, my hand for to ask
For thou then art a true love of mine
Bài hát không có lời nào diễn tả rằng nàng phụ rẫy chàng cả, nhưng sao ai cũng hiểu như vậy? Người xưa đã có lời giải thích như sau
Bài hát lấy “Scarborough Fair” làm tựa, tuy rằng có người cho xuất xứ cũng có thể là từ Whittington Fair. Tại sao Scarborough? Ngày xưa tỉnh Scarborough nổi tiếng với lệ mau chóng hành quyết những kẻ ăn cắp hay tình nghi phạm pháp bằng cách treo cổ họ . Sau khi bản án được xử lẹ làng ngay tại đường phố, những người thay mặt nhà cầm quyền bèn thi hành bản án ngay tức thời. Tiếng Anh thời nay khi dùng chữ “Scarborough warning, là mang hàm ý nghĩa là chẳng có lời cảnh cáo nào cả. Thành ra người ta đã suy rằng, bản hát mang tên tỉnh Scarborough, là nói đến sự ra đi đột ngột của người yêu, không nêu lý do. Tác giả không cần phải trình bày rõ ràng, và ai cũng hiểu như thế.


Ý nghĩa của bốn thảo mộc trong bài hát .
Mỗi đoạn của bài hát đều có lập lại câu thứ hai, và cũng là ý nghĩa chính của bài hát, đó là câu nói đến bốn cây thảo mộc: parsley, sage, rosemary, thyme. Ngày nay các loại thảo mộc này chỉ có ý nghĩa đối với các đầu bếp thôi, họ dùng chúng là gia vị vì tất cả đều có mùi thơm. Vào thời Trung Cổ các thảo mộc này có nghĩa giống như hoa hồng của ngày nay, nghĩa là các thảo mộc này tượng trưng cho tình yêu, mà không cần phải ví von lôi thôi. Sự lập lại cố ý của tác giả, đã nói lên lời ước muốn sâu xa nhất của chàng, ước mong người yêu trở về .
Parsley – (ngò tây) Ngày nay các y sĩ chuyên trị bệnh bằng dược thảo, vẫn kê toa thuốc có lá parsley cho những bệnh nhân bị khó tiêu trong khi ăn. Thật thế, Parsley ăn chung với những rau cải có chất đắng như spinach, thì mọi sự tiêu hoá được dễ dàng hơn. Thời xưa bác sĩ còn đồng hoá điều nay trên phương diện tâm lý con người. Parsley làm cho công chuyện được thông qua dễ dàng.
Lá Sage, ta dịch là xô thơm. Loại lá cây này tượng trưng cho sức mạnh ngàn năm. Lá có mùi thơm rất đặc biệt!
Rosemary (hương thảo) nói đến lòng trung thành, tình yêu và trí nhớ. Ngày xưa các chàng tình nhân Hy Lạp đã tặng lá hương thảo cho người mình yêu. Hiện nay tại Anh Quốc cũng như tại một vài xứ Châu Âu, các cô dâu trong ngày cưới, vẫn còn dắt lên tóc lá hương thảo. Hương thảo còn tượng trưng cho tính nhạy cảm và sự cẩn thận. Các bác sĩ thời La Mã khuyên bệnh nhân buộc một bó hương thảo dưới gối, khi cần phải quyết định, suy nghĩ những việc khó khăn. Hương thảo tượng trưng cho tình yêu phụ nữ vững bền, mạnh mẽ dù rằng tình yêu đến rất chậm.
Thyme- Cây húng tây. Cây húng tượng trưng cho sự Can Ðảm. Bài hát này viết vào thời khi các chiến sĩ ra mặt trận, trong tay có cây mộc, gắn hình cây húng thêu bởi bàn tay của vợ hay người yêu, một hình ảnh nói lên lòng ngưỡng mộ sự can đảm của các chàng hiệp sĩ.
Qua bốn loại thảo mộc được nhắc đi nhắc lại trong bài hát, chàng trai bị phụ tình đã nói lên lòng mong mỏi tình yêu chân thành, đằm thắm của mình sẽ xoa dịu những cay đắng giữa hai người. Tình yêu đó sẽ có đủ sức mạnh để đứng vững trong thời gian hai người xa nhau, chàng ước muốn nàng trung kiên, chờ đợi chàng trong thời gian xa cách, nàng sẽ có can đảm đi ngược lại lại với xã hội đế làm những việc khó khăn nhất mà chàng đòi hỏi, để chứng tỏ tình yêu của nàng đối với chàng.
Câu hát mang tên bốn loại thảo mộc tầm thườnng nhưng mang ý nghĩa thật thâm thúy. Không như loài hoa muôn màu sắc tươi thắm được người đời ca tụng, và gán cho mỗi loài hoa một ý nghĩa sâu xa qua những cảm xúc riêng biệt: hoa hồng đỏ tượng trưng cho tình yêu nồng cháy, hồng vàng là tình bạn, cẩm chướng nói lên lòng ngưỡng mộ đối với đối tượng được tặng hoa, cúc thì là trái tim tôi đang bị thu hút, hoa lan là tình yêu thanh cao, pensée bày tỏ lòng thương nhớ vvv … Còn các thảo mộc chỉ là những lá cây trông thấy hàng ngày, ai cũng có và dùng được. Thế nhưng mùi hương của các thảo mộc lại là điểm tất yêu. Mùi hương lưu giữ ký ức lâu dài và mạnh mẽ nhất trong tâm của con người, và chàng nhạc sĩ đã nhẹ nhàng, khéo léo nhắc nhở người yêu hãy theo mùi hương mà trở về với tình yêu chân thật chàng đã trọn vẹn dành cho nàng.
Như đã đề cập lúc đầu, bài hát được Nhạc sĩ Phạm Duy đã chuyển lời Việt với tựa “Giàn Thiên Lý”. Giới trẻ thành thị miền Nam lớn lên trong thời chiến, được biết đến giàn thiên lý trước tiên qua các mẩu chuyện của nhà văn Duyên Anh. Giàn thiên lý xanh trong trí nhớ tác giả, đẹp như tuổi thơ êm đềm. Hoa thiên lý màu xanh ngọc, be bé xinh xinh. Nhà có giàn thiên lý, bà nội trợ thường hái vào nấu canh, ăn rất mát. Có lẽ vì tính cách gần gũi với dân gian của giàn thiên lý, mà nhạc sĩ Phạm Duy cũng đã mượn hình ảnh giàn cây mát mắt, nở vào mùa hè ấy để kể một chuyện tình xanh màu tuổi thơ, với “thằng bé con mới lớn đã lỡ yêu cô em ngày xưa, và nó cứ nhớ mãi giàn thiên lý êm đềm”. Trong bài hát có thấp thoáng hình ảnh thằng Vũ, con Thúy của nhà văn tuổi thơ, và thoang thoảng mùi hương của bốn loài thảo mộc ở tận trời Âu.


Vietnamese
Bạn có đến phiên chợ của Scarborough không
Với mùi tây,ngải đắng,hương thảo và cỏ lá thơm
Hãy nhắc về tôi với một người ở đó
Nàng đã từng là người yêu chân tình của tôi
Trên sườn đồi trong sâu thẳm rừng xanh
Nơi có dấu vết của chú sẻ nâu mào phủ tuyết
Ngọn núi như đứa trẻ trong những tấm khoác và chăn mền phủ kín
Ngủ ngon đến mức chẳng hay rằng tiếng kèn đã ngân vang
Hãy bảo nàng làm cho tôi một chiếc sơmi bằng lanh mịn
Kết bởi mùi tây,ngải đắng,hương thảo và cỏ lá thơm
Không một đường chỉ nối hay vềt kim khâu
Nàng sẽ là người tôi yêu chân thực
Trên một sườn đồi rải rác lá rơi rơi
Xóa sạch những nấm mồ bằng lệ trong ánh bạc
Một người lính lau súng mình bóng loáng
Ngủ ngon lành quên cả tiếng kèn vang
Hãy bảo nàng tìm một mẫu đất vuông
Đầy mùi tây,ngải đắng,hương thảo và cỏ lá thơm
Giữa biển mặn và bến bờ xa thẳm
Và nàng sẽ là người mà tôi yêu đằm thắm
Chiến tranh nổ ra với những đoàn quân áo tươi màu đỏ
Vị chỉ huy ra lệnh cho lính mình bắn giết
Chiến đấu cho một mục đích
mà từ lâu họ đã lãng quên.
Hãy bảo nàng thu hoạch bằng một chiếc liềm da
Cắt mùi tây,ngải đắng, hương thảo và cỏ lá thơm
Bó chúng lại thành một bó thạch nam
Và nàng sẽ là người tôi yêu mãi mãi.


The Sound Of Silence
Hello darkness, my old friend,
I've come to talk with you again,
Because a vision softly creeping,
Left its seeds while I was sleeping,
And the vision that was planted in my brain
Still remains
Within the sound of silence.
In restless dreams I walked alone
Narrow streets of cobblestone,
'Neath the halo of a street lamp,
I turned my collar to the cold and damp
When my eyes were stabbed by the flash of a neon light
That split the night
And touched the sound of silence.

And in the naked light I saw
Ten thousand people, maybe more.
People talking without speaking,
People hearing without listening,
People writing songs that voices never share
And no one dared
Disturb the sound of silence.
"Fools," said I, "You do not know –
Silence like a cancer grows.
Hear my words that I might teach you.
Take my arms that I might reach you."
But my words like silent raindrops fell
And echoed in the wells of silence
And the people bowed and prayed
To the neon god they made.
And the sign flashed out its warning
In the words that it was forming.
And the sign said, The words of the prophets are written on the subway walls
And tenement halls
And whispered in the sound of silence.

Tiếng âm thầm - Lời Phạm Duy
Chào bạn xưa là bóng tối ơi.
Giờ này là giờ bạn đến với tôi.
Kể chuyện bạn nghe chuyện tôi mơ tối qua.
Chuyện mộng mơ mà tôi không dứt ra.
Mộng tình chất ngất nằm sâu rất kỹ đến với tôi giữa đêm vàng.
Thành một lời vang của âm thầm.

Chỉ một mình tôi đi giữa giấc mơ.
Chỉ một mình tôi đi giữa phố xa.
Hàng cột đèn nghiêng nghiêng buông lơi ánh êm.
Đường dài quạnh hiu nên tôi vọng nhớ thiết tha .
Rồi thì thấy thấp thoáng màu ánh sáng yếu ớt chiếu trên đường giữa đêm trường.
Gặp một lời than của âm thầm

"The Sound of Silence"là ca khúc đã đưa tên tuổi của cặp song ca folk vào thập niên 60, Simon & Garfunkel được biết đến rộng rãi. Ca khúc được viết vào tháng 2/1964, sau cái chết vì ám sát của Tổng thống Mỹ John F.Kennedy. Ở Mỹ, đây là ca khúc nổi tiếng thứ hai của Simon & Garfunkel, chỉ sau "Bridge over Troubled Water".

Ca khúc được ghi âm lần đầu trên phiên bản acoustic trong album năm 1964,Wednesday Morning 3A.M. Sau đó nhà sản xuất Tom Wilson đã phối lại ca khúc này với trống, ghi ta bass và ghi ta điện rồi phát hành nó dưới dạng single vào tháng 9/1965. "The Sound of Silence" vươn lên vị trí thứ nhất trên Billboard Hot 100 đầu năm 1966, đồng thời xuất hiện trong album thứ hai của Simon & Garfunkel cũng trong năm này, Sounds of Silence.

Bridge over troubled water

"Bridge over Troubled Water" là tựa đề ca khúc có mặt trong album cùng tên của Simon & Garfunkel. Single ca khúc này được phát hành vào ngày 26/2/1970, vươn lên vị trí thứ nhất trên Billboard Hot 100 ngày 28/2/1970 và duy trì vị trí đó trong 6 tuần.
Qúa trình ghi âm ca khúc xảy ra vào thời điểm mà Simon & Garfunkel đang đi đến những ngày cuối cùng với nhiều tranh cãi cũng như bất đông trong quan điểm nghệ thuật. Sau này Simon đã nhiều lần bày tỏ sự nuối tiếc khi đã để Garfunkel trình bày "Bridge over Troubled Water" như một ca khúc solo và dành mọi sự chú ý về phía mình.
Tuy vậy thời gian đã chứng minh quyết định của Paul Simon là hoàn toàn đúng khi "Brige over Troubled Water", được trình bày bày qua giọng ca đầy xúc cảm của Art Garfunkel luôn chứng tỏ sức sống mãnh liệt trong lòng người hâm mộ. Tạp chí âm nhạc Rolling Stone đã xếp nó ở vị trí 47 trong số 500 ca khúc hay nhất mọi thời đại.

When you're weary, feeling small
When tears are in your eyes,
I will dry them all
I'm on your side
When times get rough
And friends just can't be found
Like a bridge over troubled water
I will lay me down
Like a bridge over troubled water
I will lay me down
When you're down and out
When you're on the street
When evening falls so hard
I will comfort you
I'll take your part
When darkness comes
And pain is all around
Like a bridge over troubled water
I will lay me down
Like a bridge over troubled water
I will lay me down
Sail on silver girl
Sail on by
Your time has come to shine
All your dreams are on their way
See how they shine
When you need a friend
I'm sailing right behind
Like a bridge over troubled water
I will ease your mind
Like a bridge over troubled water
I will ease your mind

Chiếc cầu bắc ngang dòng nước xoáy
Khi em mỏi mệt
Cảm thấy mình nhỏ bé
Khi những giọt nước mắt vương trên mi
Anh sẽ lau khô chúng.

Anh luôn ở bên em
Khi mọi thứ trở nên khó khăn
Và em không tìm được người bạn nào
Như chiếc cầu bắc qua dòng nước xoáy
Anh sẽ ngả mình dưới chân em
Như chiếc cầu bắc qua dòng nước xoáy
Anh sẽ ngả mình dưới chân em


Khi em thất vọng và rối bời
Khi em lang thang trên con phố
Khi màn đêm nặng nề buông
Anh sẽ vỗ về em
Luôn bên cạnh em
Khi bóng tối bao trùm
Và khi nỗi đau vây lấy
Như chiếc cầu bắc qua dòng nước xoáy
Anh sẽ ngả mình dưới chân em
Như chiếc cầu bắc qua dòng nước xoáy
Anh sẽ ngả mình dưới chân em

Kiêu hãnh lên hỡi cô gái bạc
Kiêu hãnh lên
Đã đến lúc em tỏa sáng
Những giấc mơ sắp thành hiện thực rồi

Hãy xem chúng rực rỡ thế nào
Nếu em cần một người bạn
Anh luôn sẵn sàng ngay phía sau
Như chiếc cầu bắc qua dòng nước xoáy
Anh sẽ ngả mình dưới chân em
Như chiếc cầu bắc qua dòng nước xoáy
Anh sẽ ngả mình dưới chân em


El Cóndor Pasa

I'd rather be a sparrow than a snail
Yes I would
If I could
I surely would.
I'd rather be a hammer than a nail
Yes I would
If I only could
I surely would.
Away, I'd rather sail away
Like a swan that's here and gone
A man get tied up to the ground
He gives the earth
It's saddest sound

It's saddest sound.
I'd rather be a forest than a street
Yes I would
If I could
I surely would.


El Cóndor Pasa , Spanish for "The Condor Passes") is an orchestral musical piece from the zarzuela El Cóndor Pasa by the Peruvian composer Daniel Alomía Robles, written in 1913 and based on traditional Andean folk tunes. In 2004, Peru declared this song as part of the national cultural heritage.
It is possibly the best-known Peruvian song worldwide due to a cover version by Simon & Garfunkel in 1970 on their Bridge over Troubled Water album. This cover version is called El Condor Pasa (If I Could).
In 1913, Daniel Alomía Robles composed "El Cóndor Pasa", and the song was first performed publicly at the Teatro Mazzi in Lima.
Paul Simon heard a version called "Paso Del Condor" by Jorge Milchberg, who was head of the group Urubamba (then known as Los Incas), who told Simon that the song was an 18th-century musical composition by an anonymous composer. Simon became interested in the song and composed new lyrics for the melody. The song appeared on Simon and Garfunkel's 1970 album Bridge Over Troubled Water and they used without permission the instrumental version of Los Incas as the basic-track. Simon became friendly with the group through this song and ended up touring with them and producing their first American album. On the Simon & Garfunkel version, Robles, Milchberg, and Simon are all listed as songwriters. Later that year, Perry Como released a cover of Simon's English version on his album It's Impossible, while Julie Felix took advantage of Simon and Garfunkel's decision not to release their version as a UK single, and had a UK Top 20 hit with it. Simon & Garfunkel did release their version as a single in the U.S., which reached #18 on the Billboard Pop Singles chart in fall 1970.
In 1970, Alomía Robles' son Armando Robles Godoy filed a copyright lawsuit against Simon and demonstrated that the song had been composed by his father and that his father had copyrighted the song in the United States in 1933. Robles Godoy said that he bears no ill will towards Simon for what he considers a misunderstanding. "It was an almost friendly court case, because Paul Simon was very respectful of other cultures. It was not carelessness on his part," says Robles Godoy. "He happened to hear the song in Paris from a vernacular group. He liked it, he went to ask them and they gave him the wrong information. They told him it was a popular tune from the 18th Century and not my father’s composition. It was a court case without further complications."


Nhạc phẩm El Cóndor Pasa là điệu dân ca của Peru nổi tiếng nhất ở nước ngoài. Vào năm 2004, chính quyền Lima nâng ca khúc này lên hàng di sản văn hóa quốc gia. Nhưng ít ai để ý rằng phiên bản chính thức của bài El Cóndor Pasa ra đời tại Peru vào năm 1913, tức cách đây đúng một thế kỷ.
Trước năm 1913, bản nhạc El Cóndor Pasa đã là một khúc hát dân gian quen thuộc có từ thế kỷ XVIII, nhưng lại khuyết danh tác giả. Nhạc sĩ Daniel Alomía Robles cùng với nhà biên đạo kịch Julio de La Paz (tên thật là Julio Baudouin y Paz) đã hoàn chỉnh ca khúc này từ giai điệu đến lời ca, để đưa nó vào trong một vở kịch zarzuela.
Theo truyền thống Tây Ban Nha, zarzuela (có từ giữa thế kỷ XVII) thuộc vào dạng ca vũ kịch, kết hợp đối thoại, ca khúc với hoạt cảnh múa. Kịch hát zarzuela không nghiêm túc bằng opera, thể loại gần giống nhất là kịch opérette của Pháp.
Vở kịch mang tựa đề "Soy la Paloma que el Nido Perdió", dùng hình tượng của cánh chim mất tổ ấm, con người không còn quê hương, được diễn lần đầu tiên cách đây đúng 100 năm tại Teatro Mazzi, nhà hát lớn thủ đô Lima. Đến năm 1933, toàn bộ tác phẩm được xuất bản, rồi sau đó chìm dần vào quên lãng, nhưng ca khúc El Condor Pasa lại nổi tiếng trên khắp thế giới.
Qua hình tượng của cánh chim Đại Bàng Lướt Bay hai tác giả Daniel Alomía Robles và Julio de La Paz nói lên tình hoài hương và xa hơn nữa là sự gắn bó của họ với nền văn hóa cổ truyền Inca, có từ thời xa xưa, trước khi đội quân viễn chinh Tây Ban Nha thống trị vùng đất Nam Mỹ.
Không phải ngẫu nhiên mà hai tác giả dựa vào thổ ngữ địa phương để đặt lời ca tiếng Tây Ban Nha cho bài hát. Tựa đề bản nhạc nguyên gốc được viết bằng tiếng quechua là Kuntur, Kuntur, trong khi El Cóndor Pasa là tựa đề tiếng Tây Ban Nha. Gọi là thổ ngữ địa phương, nhưng tiếng quechua lại có hơn 10 triệu người sử dụng ở các nước Nam Mỹ, từ Peru đến Bolivia, từ Ecuador đến vùng cao nguyên miền bắc Argentina. Tiếng quechua chỉ được Peru công nhận làm ngôn ngữ chính thức vào năm 1975.


Do nguồn gốc bài hát là một bản dân ca của Peru, cho nên ngôn ngữ địa phương thích hợp hơn so với tiếng Tây Ban Nha. Theo ghi nhận của chuyên gia ngôn ngữ Nam Mỹ Rodolfo Cerrón-Palomino, vào thời kỳ huy hoàng của đế chế Inca, ngôn ngữ chính thức là tiếng aymara chứ không phải là tiếng quechua. Tuy nhiên, aymara chủ yếu được dùng trong các văn bản hành chính, trong khi thổ ngữ quechua thì lại rất phổ biến thông dụng trong dân gian.
Nguyên gốc bản nhạc Kuntur, Kuntur (El Cóndor Pasa) thuộc vào thể điệu huayno, dành cho tiệc cưới, lễ hội. Hai tác giả Robles và La Paz khi hoàn chỉnh ca khúc không giữ lại nhịp điệu rộn ràng vui tươi trong đoạn cuối. Bài hát nói lên tâm trạng của những người sống tha hương, nhìn thấy đại bàng lướt bay trên bầu trời mát lạnh mà bỗng chạnh lòng nhung nhớ quê cha đất tổ.
Xếp cánh đại bàng, về bên dãy núi. Kẻ tha hương hứa hẹn một ngày về thăm quê hương xứ sở, tìm lại tâm hồn dân tộc Inca qua hình tượng của dãy núi Andes, của kinh thành Machu Picchu và của cố đô Cuzco. Trên xứ sở Peru, bản dân ca này đã được nhiều nghệ sĩ trình bày ghi âm lại.
Nhóm đầu tiên đưa ca khúc này ra nước ngoài kể từ đầu những năm 1960 là ban nhạc Urubamba, ghép lại hai từ uru và bamba thành một chữ. Chữ uru vì nhóm này chuyên chơi các nhạc cụ dân tộc xuất thân từ Uruguay, và bamba là một khúc dân ca truyền thống của người Mêhicô có từ năm 1683 (cuối thế kỷ XVII).
Ban nhạc Urubamba được thành lập vào năm 1956, vài năm sau đó mới đổi tên thành Los Incas, họ chuyên sử dụng các nhạc cụ cổ truyền và biểu diễn các bài dân ca Nam Mỹ. Trong số các tiết mục biểu diễn của họ có bài Paso del Condor, hát bằng tiếng Tây Ban Nha (phóng tác từ Kuntur, Kuntur).


Đến Paris lưu diễn vào năm 1963, tức cách đây đúng nửa thế kỷ, thành viên sáng lập ban nhạc là Jorge Milchberg mới giúp chuyển dịch bài hát sang tiếng Pháp thành Sur le Chemin des Andes (Đường lên dãy núi), do Marie Laforêt ghi âm năm 1966.
Khúc dân ca này sau đó lọt vào tai của Paul Simon thuộc ban song ca Simon & Garfunkel. Tác giả người Mỹ mới viết lời tiếng Anh If I Could cho bản nhạc. Do không chuyên về các nhạc cụ truyền thống Nam Mỹ, nên ban song ca mới nhờ nhóm Los Incas ghi âm bài này cùng với họ vào năm 1970.
Ngoài tiếng sáo thần nhân dương (tức là sáo thần Pan - pan flute), giai điệu còn thuần chất Peru nhờ tiếng đàn đặc thù charango, một loại đàn giống như mandoline nhưng có đến mười dây. Nhạc cụ đặc trưng này của các cộng đồng thổ dân sinh sống tại các vùng cao nguyên, được sáng chế tại thành phố Ayacucho của Peru từ thế kỷ XVII, sau đó được phổ biến rộng rãi ở các nước Nam Mỹ.
Phiên bản tiếng Anh của Simon & Garfunkel giúp bài hát chinh phục thêm nhiều tầng lớp khán giả. Hàng loạt phiên bản trong nhiều thứ tiếng khác nhau lần lượt ra đời kể cả tiếng Croatia, tiếng Ý, tiếng Nga, Hà Lan, Do Thái. Phiên bản tiếng Hoa gồm cả hai lời Quan Thoại và Quảng Đông. Còn trong tiếng Việt thì có phiên bản ghi âm song ngữ của nam ca sĩ Anh Khoa.
Thành công của El Condor Pasa gợi hứng sáng tác cho nhiều nghệ sĩ khác. Vào năm 1975, tác giả người Peru Walter León Aguilar, thành viên sáng lập nhóm Los Illusionistas viết ca khúc La Colegiala. Từ đầu những năm 1980 trở đi, bản nhạc trở nên rất quen thuộc vì giai điệu được chọn làm nhạc quảng cáo cho một thương hiệu cà phê. Nhưng đây là một ca khúc nhạc nhẹ, sáng tác theo thể điệu cumbia colombiana, chứ không phải là một bản dân ca truyền thống như điệu huyano của người Inca.
Dù được nhiều lần phóng tác chuyển ngữ, nhưng không có phiên bản nào của El Cóndor Pasa lột tả được trọn vẹn tâm hồn của dân tộc Inca, với nguyên tác viết bằng thổ ngữ quechua. Lời ca mộc mạc đơn giản nhưng man mác nỗi buồn, mênh mông lưu luyến. Tiếng sáo nhân dương dào dạt dập dìu, tiếng đàn charango rung động tha thiết nhưng không lâm ly ai oán, mà lại thổn thức dìu dịu. Do có thân hình rất nặng, cho nên đại bàng (kuntur) không bao giờ cất cánh tung bay mà chỉ dựa vào sức gió để xoải cánh lượn bay, tùy theo luồng gió mà bay lên, bay xuống.

Chính cũng vì thế mà trong nguyên tác, giai điệu bài hát mô phỏng theo nhịp điệu xoải cánh chầm chậm khoan thai của loài chim đại bàng, đối chiếu một bên là tâm hồn nặng trĩu của những kẻ tha hương, và một bên là sự gửi gấm những tình cảm hoài niệm chan chứa trong tim, nhẹ nhàng lướt gió theo đại bàng cánh chim. Nguyên tác của bản nhạc El Cóndor Pasa vì vậy không những rất tình, mà còn rất người. Bởi vì ở bất cứ nơi đâu, kỷ niệm nhè nhẹ ban đầu, nặng dần năm tháng qua mau, rồi không biết từ thuở nào, khiến linh hồn thêm nhức nhối đớn đau.




 

No comments: