Saturday, January 9, 2016

Jerusalem


Jerusalem located on a plateau in the Judean Mountains between the Mediterranean and the Dead Sea, is one of the oldest cities in the world. It is considered holy to the three major Abrahamic religions-Judaism, Christianity and Islam. Israelis and Palestinians both claim Jerusalem as their capital, as Israel maintains its primary governmental institutions there and the State of Palestine ultimately foresees it as its seat of power; however, neither claim is widely recognized internationally. During its long history, Jerusalem has been destroyed at least twice, besieged 23 times, attacked 52 times, and captured and recaptured 44 times. The oldest part of the city was settled in the 4th millennium BCE. In 1538, walls were built around Jerusalem under Suleiman the Magnificent. Today those walls define the Old City, which has been traditionally divided into four quarters -known since the early 19th century as the Armenian, Christian, Jewish, and Muslim Quarters. The Old City became a World Heritage site in 1981, and is on the List of World Heritage in Danger. Modern Jerusalem has grown far beyond the Old City's boundaries. According to the Biblical tradition, King David conquered the city from the Jebusites and established it as the capital of the united Kingdom of Israel, and his son, King Solomon, commissioned the building of the First Temple; there is no archaeological evidence that Solomon's Temple existed or any record of it, other than the Bible. These foundational events, straddling the dawn of the 1st millennium BCE, assumed central symbolic importance for the Jewish people. The sobriquet of holy city was probably attached to Jerusalem in post-exilic times.
The holiness of Jerusalem in Christianity, conserved in the Septuagint which Christians adopted as their own authority, was reinforced by the New Testament account of Jesus's crucifixion there. In Islam, Jerusalem is the third-holiest city, after Mecca and Medina. In Islamic tradition in 610 CE it became the first Qibla, the focal point for Muslim prayer (salat), and Muhammad made his Night Journey there ten years later, ascending to heaven where he speaks to God, according to the Quran. As a result, despite having an area of only 0.9 square kilometres (0.35 sq mi), the Old City is home to many sites of seminal religious importance, among them the Temple Mount and its Western Wall, the Church of the Holy Sepulchre, the Dome of the Rock, the Garden Tomb and al-Aqsa Mosque. Today, the status of Jerusalem remains one of the core issues in the Israeli - Palestinian conflict. During the 1948 Arab–Israeli War, West Jerusalem was among the areas captured and later annexed by Israel while East Jerusalem, including the Old City, was captured and later annexed by Jordan. Israel captured East Jerusalem from Jordan during the 1967 Six-Day War and subsequently annexed it. Israel's 1980 Basic Law the Jerusalem Law refers to Jerusalem as the country's undivided capital. The international community rejected the annexation as illegal and treats East Jerusalem as Palestinian territory occupied by Israel. The international community does not recognize Jerusalem as Israel's capital, and the city hosts no foreign embassies. In 2011, Jerusalem had a population of 801,000, of which Jews comprised 497,000 (62%), Muslims 281,000 (35%), Christians 14,000 (around 2%) and 9,000 (1%) were not classified by religion. All branches of the Israeli government are located in Jerusalem, including the Knesset (Israel's parliament), the residences of the Prime Minister and President, and the Supreme Court. Jerusalem is home to the Hebrew University and to the Israel Museum with its Shrine of the Book.
Jerusalem là một thành phố Trung Đông nằm trên lưu vực sông giữa Địa Trung Hải và Biển Chết ở phía đông của Tel Aviv, phía nam của Ramallah, phía tây của Jericho và phía bắc của Bethlehem. Thành lập từ khoảng thiên niên kỷ thứ 4 trước Công nguyên, thành phố đã hai lần bị hủy diệt và trải qua nhiều lần bị vây hãm và tấn công trong suốt lịch sử. Hiện nay, nó vẫn nằm ở tâm điểm cuộc tranh chấp giữa Israel và Chính quyền Quốc gia Palestine. Trong Chiến tranh Sáu ngày (1967), Israel đã chiếm hoàn toàn lãnh thổ Jerusalem và tuyên bố thành phố là thủ đô của mình. Điều này không được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi và không có đại sứ quán ngoài nào đóng ở Jerusalem. Hiện có khoảng 20 vạn người Palestine sống ở phần Đông Jerusalem với một triển vọng thiết lập miền này thành thủ đô tương lại của một Nhà nước Palestineđộc lập. Jerusalem là thánh địa quan trọng nhất đối với người Do Thái bởi vì theo Kinh Thánh Do Thái, chính nơi đây vua David của Israel đã xây dựng thủ đô của vương quốc Israel thống nhất và vua Solomon xây Đền Thờ Đầu tiên. Trong khi đó theo Tân Ước chính tại Jerusalem Chúa Jesus đã bị đóng đinh câu rút; và trong truyền thống Hồi giáo dòng Sunni đây là thành phố quan trọng thứ ba (sau Mecca và Medina) bởi theo Qur'an đây là điểm dừng chân trong Hành trình Đêm kỳ bí của ông.Do đó, thành phố trở thành một thánh địa chung của cả ba tôn giáo nói trên, lưu giữ nhiều di tích tôn giáo và là điểm hành hương hàng năm. Khu vực Cổ Thành đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1981.
Jerusalem có lịch sử lâu dài, Theo thần thoại và truyền thuyết Do thái, Jerusalem được xây dựng bởi David, tổ tiên của thánh tổ Abraham. Theo những đồ vật khảo cổ học đã được tìm thấy, sự định cư tại Jerusalem bắt đầu tồn tại từ 3 nghìn năm trước Công Nguyên. Theo những nguồn tin tức lịch sử, thành phố được nhắc đến lần đầu tiên vào những năm 2 nghìn trước Công Nguyên. Lúc đầu, thành phố được xây dựng và sáng lập nên bởi người Canaanite (có thể, nhưng cũng không nhất thiết phải là người Jebusite, người đã chiếm giữ thành phố cuối thời kỳ đồng thiếc) và trở thành thủ đô những vương quốc Do Thái : Israel, Judah và Judea trong thời kỳ Ngôi đền Thứ nhất và thời kỳ Ngôi đền Thứ hai. Thành phố tiếp tục giữ vai trò quan trọng là Đất Thánh trong thời kỳ thống trị của người Hồi Giáo. Jerusalem là thành phố linh thiêng nhất của đạo Do Thái, và có ý nghĩa đặc biệt với đạo Cơ-đốc và đạo Hồi. Từ năm 1948 đến 1967, phần phía tây của Jerusalem được quản lý bởi Israel như thủ đô của đất nước, trong khi phía Đông Jerusalem được quản lý bởi Jordan. Thành phố hợp nhất lại bởi thắng lợi của Israel trong Chiến tranh sáu ngày, mặc dù địa vị của thành phố vẫn bị tranh chấp. Luật của Israel từ năm 1980 tuyên bố Jerusalem như thủ đô vĩnh viễn, không bị chia cách của Israel, trong khi Đông Jerusalem lại được cho là thủ đô đang được chờ đợi của đất nước Palestina sau này. Địa vị của những nơi linh thiêng trong thành phố cũng đang bị tranh cãi. Với số dân 704.900 (từ ngày 31 tháng 12 năm 2004), Jerusalem là thành phố không đồng nhất, tiêu biểu cho nhiều loại dân tộc, tôn giáo và những nhóm kinh tế xã hội. Khu vực được gọi là "Thành phố cổ" được bao vây bởi những bức tường và bao gồm bốn khu: Khu Armenia, Cơ Đốc, Do Thái và Hồi giáo. Thị trưởng hiện giờ của Jerusalem là Uri Lupolianski, người Haredi đầu tiên được giữ chức nhiệm này. Thành cổ Jerusalem có diện tích 1 km2. Những bức tường bao quanh được xây dựng dưới đế chế Ottoman của Sultan Suleiman (1520-1566). Thành cổ có 11 cổng nhưng hiện nay chỉ mở 7 cổng là Jaffam (Cam Israel), Zion (Thiên đường), Dung (Rác thải), Lions’ (Sư tử), Herod’s (Anh hùng), Damascus và New (Mới). Một trong những cánh cổng hiện nay không hoạt động là Cổng vàng, nằm cao hơn mặt đất, dưới chân núi Đồi và chỉ nhìn thấy khi đứng ngoài thành phố. Theo quan niệm của người Do thái, khi Đấng cứu thế xuống trần, Người sẽ tiến vào Jerusalem qua cánh cổng này. Để ngăn Người tới, các tín đồ Hồi giáo khoá chặt cánh cổng từ thời Suleiman. Tất cả các cánh cổng được xây dựng với nhiều góc cạnh, buộc người dân phải đi theo lối vuông góc mới vào được thành phố. Đây là cách ngăn cản kẻ thù phi ngựa nước đại vào thành phố và cũng gây khó khăn khi chúng muốn phá cổng bằng những phiến gỗ nặng. Bên trên cổng Thiên đường, nằm ngoài khu vực của người Do thái và người Armenia còn có một lỗ hổng để đổ nước sôi lên kẻ thù. Cổng chính dẫn vào thành là cổng Jaffa, xây dựng năm 1538. Trong tiếng Arab, đây là Bab el-Halil, có nghĩa là Yêu quý, để chỉ Abraham, một vị thần được chôn ở Hebron. Hiện nay, ôtô có thể vào thành qua lối này.
Thành cổ được chia thành bốn khu, được đặt tên theo sự sáp nhập dân tộc của cư dân. Những khu vực này hợp thành hệ thống vuông góc với diện tích khác nhau. Đường phân cách là những con phố nối từ cổng Damascus tới cổng Thiên đường (chia thành phố theo hướng đông-tây) và từ cổng Cam tới cổng Sư tử (bắc-nam). Nếu vào theo cổng Cam và đi trên phố David, du khách sẽ thấy khu vực của người Cơ đốc giáo ở bên trái, khu vực của người Armeni ở bên phải. Khu vực của người Do thái nằm bên phải đường Do Thái, bên trái là khu Hồi giáo. Cách lý tưởng nhất để thám hiểm thành cổ Jerusalem là tự để mình lạc đường trong mê cung. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, không nên đi một mình. Bên trái cổng Cam, có một hàng rào nhỏ bao quanh hai ngôi mộ nằm dưới tán lá. Người ta cho rằng, đây là mộ của hai kiến trúc sư xây dựng tường thành. Có thể họ bị giết vì Sultan Suleiman không muốn trên đời xuất hiện thêm một công trình nào tuyệt vời hơn tường thành Jerusalem. Cũng có thể, họ mất mạng vì chọc giận Sultan khi quyết định để ngọn núi Thiên đường bên ngoài tường thành. Từ cổng Cam đi vào thành phố, du khách sẽ nhận ngay ra di tích thành luỹ với tháp canh hình trụ được xây dựng 2.000 năm trước. Trong thành luỹ có sân chầu và bảo tàng trưng bày lịch sử của thành luỹ và thành cổ.
Bốn khu phố cổ là những vùng khu vực linh thiêng của người Hồi giáo, Cơ đốc giáo, Do thái và người Armenia. Mỗi di tích nơi đây đều mang ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của các tín đồ. Khu Do thái Ngày nay, khu Do thái luôn bóng nhoáng khiến du khách khó tin khu vực này được xây năm 1400. Công trình của hội đạo Do thái, synagogues, nằm thấp hơn mặt đường vì trước đây, người Do thái và Cơ đốc giáo không được xây bất cứ công trình nào cao hơn các kiến trúc Hồi giáo. Du khách có thể tới khu vực này qua cổng Rác thải và Do thái. Do thái là cổng xây dựng sau cùng trong toàn bộ thành cổ (1540) và được gọi là Cổng của David, Đấng cứu thế vì quay mặt vào ngọn núi tương truyền là nơi chôn vị thánh này.
Khu Do thái Ngày nay, khu Do thái luôn bóng nhoáng khiến du khách khó tin khu vực này được xây năm 1400. Công trình của hội đạo Do thái, synagogues, nằm thấp hơn mặt đường vì trước đây, người Do thái và Cơ đốc giáo không được xây bất cứ công trình nào cao hơn các kiến trúc Hồi giáo. Du khách có thể tới khu vực này qua cổng Rác thải và Do thái. Do thái là cổng xây dựng sau cùng trong toàn bộ thành cổ (1540) và được gọi là Cổng của David, Đấng cứu thế vì quay mặt vào ngọn núi tương truyền là nơi chôn vị thánh này. Bức tường phía Tây Khi người La Mã phá huỷ ngôi đền của vua Solomon, họ để lại bức tường ngoài cùng. Có lẽ họ choáng ngợp vì sự kỳ vĩ của công trình này và cũng vì bức tường không nằm trong khuôn viên ngôi đền. Người Do thái tôn sùng bức tường vì đây là phần duy nhất còn lại của một công trình từng là niềm tự hào của họ và nơi đây trở thành nơi linh thiêng nhất. Nhiều thế kỷ qua, người Do thái hành hương về Palestine và luôn tới Kotel ha-Ma’aravi này để tạ ơn Đấng toàn năng. Còn những người ngoại đạo gọi đây là Bức tường cầu kinh vì tín đồ nào cũng quay mặt vào tường để cầu kinh, với hy vọng được gần gũi với Đấng toàn năng về mặt tâm linh. Trên tường cũng dán nhiều giấy kvitlach ghi lời cầu nguyện của các tín đồ.
Khu Hồi giáo và Núi Đền Bên góc của Bức tường phía tây và ở phía đông nam của Núi Đền là Vườn địa chất Ophel. Cuộc khai quật tại đây tìm thấy nhiều chứng tích lịch sử 2.500 năm của Jerusalem với 25 tầng di tích kiến trúc. Cổng Hulda, cầu thang cổ và nhiều cung điện đổ nát từ thế kỷ thứ 7 là những di tích được nằm dưới di chỉ này. Núi Đền, tiếng Arab là Haram es-Sharif (Vùng đất cao quý) rộng 40 ha, có hai công trình có ý nghĩa thiêng liêng với người Hồi giáo: Vòm đá (không phải là nhà thờ Hồi giáo) và nhà thờ al-Aksa. Kinh Koran gọi đây là Vùng hẻo lánh của Jerusalem. Khi đi vào Vòm đá, các tín đồ Hồi giáo phải đi chân trần để thể hiện lòng tôn kính với thánh Allah. Theo tín ngưỡng và các bản đồ cổ, đây được coi là trung tâm của trái đất và là nơi nhà tiên tri Mohammed lên thiên đường. Họ cũng tin rằng, những tảng đá cũng muốn theo bước chân của Mohammed và dấu chân của ông còn lưu lại trên những tảng đá này. Ngày nay, khách hành hương không thể mang một tảng đá về nhà để thờ cúng nữa vì họ chỉ có thể ngắm từ xa, qua một bức tường kính. Ngay cạnh đó, có một phòng gỗ nhỏ lưu giữ những sợi tóc của nhà tiên tri. Bên dưới những phiến đá này là Giếng Hồn, tương truyền là nơi tập trung những linh hồn chết. Nhà thờ Al-Aksa vòm xám nằm ở phía nam Núi Đền. Al-Aksa có nghĩa là Chốn xa xôi và thực tế, nhà thờ này cũng nằm ở nơi xa nhất trong quần thể di tích của nhà tiên tri Mohammed. Năm 1951, vua Abdullah, cụ của vua Abdulla của Jordani hiện nay bị ám sát ngay trước cửa ngôi đền này. Giữa Vòm đá và al-Aksa có một vòi phun nước lớn để các tín đồ rửa chân trước khi bước vào khu vực linh thiêng. Khu vực này ngừng mở cửa cho du khách 5 lần một ngày, vào thời gian cầu nguyện của các tín đồ. Tuy có tên là Khu Hồi giáo nhưng nơi đây lại có rất nhiều di tích của người Cơ đốc như Nhà thờ St. Anne, Nhà tu kín và Nhà thờ Ecce Homo. Vài thập kỷ gần đây, người Do thái bắt đầu định cư tại khu vực này.

No comments: