El Cóndor Pasa (1913)
El Cóndor Pasa, Spanish for "The Condor Passes") is an orchestral musical piece from the zarzuela El Cóndor Pasa by the Peruvian composer Daniel Alomía Robles, written in 1913 and based on traditional Andean folk tunes. In 2004, Peru declared this song as part of the national cultural heritage. It is possibly the best-known Peruvian song worldwide due to a cover version by Simon & Garfunkel in 1970 on their Bridge over Troubled Water album. This cover version is called El Condor Pasa (If I Could). In 1913, Daniel Alomía Robles composed "El Cóndor Pasa", and the song was first performed publicly at the Teatro Mazzi in Lima.
Paul Simon heard a version called "Paso Del Condor" by Jorge Milchberg, who was head of the group Urubamba (then known as Los Incas), who told Simon that the song was an 18th-century musical composition by an anonymous composer. Simon became interested in the song and composed new lyrics for the melody. The song appeared on Simon and Garfunkel's 1970 album Bridge Over Troubled Water and they used without permission the instrumental version of Los Incas as the basic-track. Simon became friendly with the group through this song and ended up touring with them and producing their first American album. On the Simon & Garfunkel version, Robles, Milchberg, and Simon are all listed as songwriters. Later that year, Perry Como released a cover of Simon's English version on his album It's Impossible, while Julie Felix took advantage of Simon and Garfunkel's decision not to release their version as a UK single, and had a UK Top 20 hit with it. Simon & Garfunkel did release their version as a single in the U.S., which reached #18 on the Billboard Pop Singles chart in fall 1970.
In 1970, Alomía Robles' son Armando Robles Godoy filed a copyright lawsuit against Simon and demonstrated that the song had been composed by his father and that his father had copyrighted the song in the United States in 1933. Robles Godoy said that he bears no ill will towards Simon for what he considers a misunderstanding. "It was an almost friendly court case, because Paul Simon was very respectful of other cultures. It was not carelessness on his part," says Robles Godoy. "He happened to hear the song in Paris from a vernacular group. He liked it, he went to ask them and they gave him the wrong information. They told him it was a popular tune from the 18th Century and not my father’s composition. It was a court case without further complications."
Nhạc phẩm El Cóndor Pasa là điệu dân ca của Peru nổi tiếng nhất ở nước ngoài. Vào năm 2004, chính quyền Lima nâng ca khúc này lên hàng di sản văn hóa quốc gia. Nhưng ít ai để ý rằng phiên bản chính thức của bài El Cóndor Pasa ra đời tại Peru vào năm 1913, tức cách đây đúng một thế kỷ. Trước năm 1913, bản nhạc El Cóndor Pasa đã là một khúc hát dân gian quen thuộc có từ thế kỷ XVIII, nhưng lại khuyết danh tác giả. Nhạc sĩ Daniel Alomía Robles cùng với nhà biên đạo kịch Julio de La Paz (tên thật là Julio Baudouin y Paz) đã hoàn chỉnh ca khúc này từ giai điệu đến lời ca, để đưa nó vào trong một vở kịch zarzuela. Theo truyền thống Tây Ban Nha, zarzuela (có từ giữa thế kỷ XVII) thuộc vào dạng ca vũ kịch, kết hợp đối thoại, ca khúc với hoạt cảnh múa. Kịch hát zarzuela không nghiêm túc bằng opera, thể loại gần giống nhất là kịch opérette của Pháp. Vở kịch mang tựa đề "Soy la Paloma que el Nido Perdió", dùng hình tượng của cánh chim mất tổ ấm, con người không còn quê hương, được diễn lần đầu tiên cách đây đúng 100 năm tại Teatro Mazzi, nhà hát lớn thủ đô Lima. Đến năm 1933, toàn bộ tác phẩm được xuất bản, rồi sau đó chìm dần vào quên lãng, nhưng ca khúc El Condor Pasa lại nổi tiếng trên khắp thế giới.
Qua hình tượng của cánh chim Đại Bàng Lướt Bay hai tác giả Daniel Alomía Robles và Julio de La Paz nói lên tình hoài hương và xa hơn nữa là sự gắn bó của họ với nền văn hóa cổ truyền Inca, có từ thời xa xưa, trước khi đội quân viễn chinh Tây Ban Nha thống trị vùng đất Nam Mỹ. Không phải ngẫu nhiên mà hai tác giả dựa vào thổ ngữ địa phương để đặt lời ca tiếng Tây Ban Nha cho bài hát. Tựa đề bản nhạc nguyên gốc được viết bằng tiếng quechua là Kuntur, Kuntur, trong khi El Cóndor Pasa là tựa đề tiếng Tây Ban Nha. Gọi là thổ ngữ địa phương, nhưng tiếng quechua lại có hơn 10 triệu người sử dụng ở các nước Nam Mỹ, từ Peru đến Bolivia, từ Ecuador đến vùng cao nguyên miền bắc Argentina. Tiếng quechua chỉ được Peru công nhận làm ngôn ngữ chính thức vào năm 1975.
Do nguồn gốc bài hát là một bản dân ca của Peru, cho nên ngôn ngữ địa phương thích hợp hơn so với tiếng Tây Ban Nha. Theo ghi nhận của chuyên gia ngôn ngữ Nam Mỹ Rodolfo Cerrón-Palomino, vào thời kỳ huy hoàng của đế chế Inca, ngôn ngữ chính thức là tiếng aymara chứ không phải là tiếng quechua. Tuy nhiên, aymara chủ yếu được dùng trong các văn bản hành chính, trong khi thổ ngữ quechua thì lại rất phổ biến thông dụng trong dân gian. Nguyên gốc bản nhạc Kuntur, Kuntur (El Cóndor Pasa) thuộc vào thể điệu huayno, dành cho tiệc cưới, lễ hội. Hai tác giả Robles và La Paz khi hoàn chỉnh ca khúc không giữ lại nhịp điệu rộn ràng vui tươi trong đoạn cuối. Bài hát nói lên tâm trạng của những người sống tha hương, nhìn thấy đại bàng lướt bay trên bầu trời mát lạnh mà bỗng chạnh lòng nhung nhớ quê cha đất tổ. Xếp cánh đại bàng, về bên dãy núi. Kẻ tha hương hứa hẹn một ngày về thăm quê hương xứ sở, tìm lại tâm hồn dân tộc Inca qua hình tượng của dãy núi Andes, của kinh thành Machu Picchu và của cố đô Cuzco. Trên xứ sở Peru, bản dân ca này đã được nhiều nghệ sĩ trình bày ghi âm lại.
Nhóm đầu tiên đưa ca khúc này ra nước ngoài kể từ đầu những năm 1960 là ban nhạc Urubamba, ghép lại hai từ uru và bamba thành một chữ. Chữ uru vì nhóm này chuyên chơi các nhạc cụ dân tộc xuất thân từ Uruguay, và bamba là một khúc dân ca truyền thống của người Mêhicô có từ năm 1683 (cuối thế kỷ XVII). Ban nhạc Urubamba được thành lập vào năm 1956, vài năm sau đó mới đổi tên thành Los Incas, họ chuyên sử dụng các nhạc cụ cổ truyền và biểu diễn các bài dân ca Nam Mỹ. Trong số các tiết mục biểu diễn của họ có bài Paso del Condor, hát bằng tiếng Tây Ban Nha (phóng tác từ Kuntur, Kuntur). Đến Paris lưu diễn vào năm 1963, tức cách đây đúng nửa thế kỷ, thành viên sáng lập ban nhạc là Jorge Milchberg mới giúp chuyển dịch bài hát sang tiếng Pháp thành Sur le Chemin des Andes (Đường lên dãy núi), do Marie Laforêt ghi âm năm 1966. Khúc dân ca này sau đó lọt vào tai của Paul Simon thuộc ban song ca Simon & Garfunkel. Tác giả người Mỹ mới viết lời tiếng Anh If I Could cho bản nhạc. Do không chuyên về các nhạc cụ truyền thống Nam Mỹ, nên ban song ca mới nhờ nhóm Los Incas ghi âm bài này cùng với họ vào năm 1970. Ngoài tiếng sáo thần nhân dương (tức là sáo thần Pan - pan flute), giai điệu còn thuần chất Peru nhờ tiếng đàn đặc thù charango, một loại đàn giống như mandoline nhưng có đến mười dây. Nhạc cụ đặc trưng này của các cộng đồng thổ dân sinh sống tại các vùng cao nguyên, được sáng chế tại thành phố Ayacucho của Peru từ thế kỷ XVII, sau đó được phổ biến rộng rãi ở các nước Nam Mỹ.
Phiên bản tiếng Anh của Simon & Garfunkel giúp bài hát chinh phục thêm nhiều tầng lớp khán giả. Hàng loạt phiên bản trong nhiều thứ tiếng khác nhau lần lượt ra đời kể cả tiếng Croatia, tiếng Ý, tiếng Nga, Hà Lan, Do Thái. Phiên bản tiếng Hoa gồm cả hai lời Quan Thoại và Quảng Đông. Thành công của El Condor Pasa gợi hứng sáng tác cho nhiều nghệ sĩ khác. Vào năm 1975, tác giả người Peru Walter León Aguilar, thành viên sáng lập nhóm Los Illusionistas viết ca khúc La Colegiala. Từ đầu những năm 1980 trở đi, bản nhạc trở nên rất quen thuộc vì giai điệu được chọn làm nhạc quảng cáo cho một thương hiệu cà phê. Nhưng đây là một ca khúc nhạc nhẹ, sáng tác theo thể điệu cumbia colombiana, chứ không phải là một bản dân ca truyền thống như điệu huyano của người Inca.
Dù được nhiều lần phóng tác chuyển ngữ, nhưng không có phiên bản nào của El Cóndor Pasa lột tả được trọn vẹn tâm hồn của dân tộc Inca, với nguyên tác viết bằng thổ ngữ quechua. Lời ca mộc mạc đơn giản nhưng man mác nỗi buồn, mênh mông lưu luyến. Tiếng sáo nhân dương dào dạt dập dìu, tiếng đàn charango rung động tha thiết nhưng không lâm ly ai oán, mà lại thổn thức dìu dịu. Do có thân hình rất nặng, cho nên đại bàng (kuntur) không bao giờ cất cánh tung bay mà chỉ dựa vào sức gió để xoải cánh lượn bay, tùy theo luồng gió mà bay lên, bay xuống. Chính cũng vì thế mà trong nguyên tác, giai điệu bài hát mô phỏng theo nhịp điệu xoải cánh chầm chậm khoan thai của loài chim đại bàng, đối chiếu một bên là tâm hồn nặng trĩu của những kẻ tha hương, và một bên là sự gửi gấm những tình cảm hoài niệm chan chứa trong tim, nhẹ nhàng lướt gió theo đại bàng cánh chim. El Cóndor Pasa vì vậy không những rất tình, mà còn rất người. Bởi vì ở bất cứ nơi đâu, kỷ niệm nhè nhẹ ban đầu, nặng dần năm tháng qua mau, rồi không biết từ thuở nào, khiến linh hồn thêm nhức nhối đớn đau.
El Cóndor Pasa
I'd rather be a sparrow than a snail
Yes I would
If I could
I surely would.
I'd rather be a hammer than a nail
Yes I would
If I only could
I surely would.
Away, I'd rather sail away
Like a swan that's here and gone
A man get tied up to the ground
He gives the earth
It's saddest sound
It's saddest sound.
I'd rather be a forest than a street
Yes I would
If I could
I surely would.
No comments:
Post a Comment