Wednesday, September 10, 2014

Mike Brant


Mike Brant (February 1, 1947 - April 25, 1975) was an Israeli pop star who achieved fame after moving to France. His most successful hit was "Laisse-moi t'aimer" ("Let me love you"). Brant committed suicide at the height of his career by jumping from the window of a Paris apartment.

Childhood

Mike Brant's parents were Holocaust survivors from Poland. His mother, Bronia Rosenberg, originally from Łódź, was a survivor of the Auschwitz concentration camp. His father, Fishel Brand, from Biłgoraj, had been a resistance fighter during World War II, and was 20 years his wife's senior. His parents married following the war, and they applied to emigrate to Mandatory Palestine, but were initially denied permission. They attempted to reach Mandate Palestine by sea on an Aliyah Bet ship, and were sent to a British internment camp for illegal Jewish immigrants at Famagusta, on the island of Cyprus. Mike was born in the British Military Hospital at Nicosia, Cyprus, on February 1, 1947. In September 1947, the family emigrated to Palestine after being included in a quota for Jewish immigration, and they arrived in Haifa, settling in a kibbutz in Galilee. Mike Brant did not start speaking until six years of age, and very soon told his family and friends that when he grew up he'd be "a star... or a tramp!" At the age of 11 he joined his school choir.

Musical career

When he was 17, Moshe Brand joined his brother's band, "The Chocolates", as lead singer. The band started at parties and cafés in Haifa and Tel Aviv and moved on to nightclubs in hotels. Brant sang in English and French, although he spoke only Hebrew. In 1965, he changed his name from Moshe to Mike because it sounded more international. He was discovered by the Israeli impresario Jonathan Karmon, who signed him for a tour around the United States and South Africa that lasted almost a year. In May 1969, Brant performed at the Baccara club at the Hilton Hotel in Tehran, Iran. A young French singer, Sylvie Vartan, also on the bill, was impressed and urged him to come to Paris. Brant arrived on July 9, 1969. It took ten days to find Vartan but eventually she introduced him to the producer Jean Renard, who had turned Johnny Hallyday into a star. Under Renard's guidance, he changed his surname from Brand to Brant, and recorded his biggest hit, "Laisse-moi t'aimer" ("Let Me Love You"). The song was a success at the Midem music festival in January 1970. "Laisse-moi t'aimer" sold 50,000 copies in two weeks.

Success
Brant represented France in a radio contest broadcast all over Europe and in Israel. His song, sponsored by Radio Luxembourg, was "Mais dans la lumière" ("But In the Light"). He won. He continued to release hits: "Qui saura" ("Who Knows"), "L'Amour c'est ça, l'amour c'est toi" (written by Paul Korda/Robert Talar), "C’est ma prière" ("That's My Prayer"), "Un grand bonheur" ("A Great Joy") and "Parce que je t'aime plus que moi" ("Because I Love You More Than Myself"). His first album, "Disque d'Or" ("Gold Record") sold millions. Brant took a song written and composed by his friend Mike Tchaban/Tashban "Why do I love you? Why do I need you?" but French radio stations would not air it because it was in English. Brant returned to Israel soon afterward. In February 1971, Brant was injured in a road accident. Although he suffered minor injuries, it received media attention. That year, he gave concerts in Israel, and performed a new song Erev Tov (Good Evening), written together with Nachum Heiman. During his concert tour in Israel, he was accompanied by Israeli singer Yaffa Yarkoni. During the Yom Kippur War in 1973, he performed in Israel for front-line soldiers.

Suicide attempts and death By 1973, he was giving 250 concerts a year, some attended by 6,000–10,000 people. This went on for two years. He suffered from depression and loneliness, and from the Second Generation Syndrome (family history of the Holocaust), and would alternate, sometimes enjoying life and at other times slipping back into depression. On November 22, 1974, he attempted suicide, jumping out the window of his manager's hotel room in Geneva. He suffered fractures but survived. He cut the number of performances and concentrated on another album, Dis-lui ("Tell Her", French version of "Feeling"). In January 1975, he released two singles, "Qui pourra lui dire" and "Elle a gardé ses yeux d'enfants" (written by Richard Seff and Michel Jourdan). On April 25, 1975, the day his new album was released, Brant leapt to his death from an apartment located at 6 Rue Erlanger in Paris. He was 28. 
Mike Brant was buried in Haifa.
Nhân dịp 35 năm ngày ca sĩ Mike Brant qua đời, một vở ca nhạc kịch mang tựa đề Laisse nous t’aimer kể lại sự nghiệp của anh được diễn trong tháng này tại Paris. Cuộc đời của Mike Brant mang đậm dấu ấn chồng chéo của sự may mắn và nỗi bất hạnh. Khao khát danh vọng có lẽ đã đẩy giọng ca này đến bên bờ vực thẳm.
Sự nghiệp của Mike Brant thật ngắn ngủi, chỉ vỏn vẹn có năm năm, nhưng đủ để cho anh trở thành một trong những biểu tượng của làng nhạc nhẹ tại Pháp những năm 1970. Tên thật là Moshé Brand, anh sinh năm 1947 tại đảo Chypre, một năm trước ngày đất nước Israel được thành lập. Gia đình anh người Ba Lan gốc Do Thái, cha mẹ anh sau khi thoát chết từ trại tập trung Auschwitz, đến định cư tại thành phố Haifa. Theo lời kể của người mẹ, do ra đời trong hoàn cảnh hết sức bấp bênh, nên anh chỉ biết nói khi lên 5 tuổi. Thời còn nhỏ, Mike chỉ thích vẽ và hát. Tại trường lớp, anh là đứa con trai duy nhất tham gia vào ca đoàn thiếu nhi. Mike bỏ học năm 13 tuổi và bắt đầu đi làm để phụ giúp gia đình. Cùng với một người anh trai, Mike thành lập một ban nhạc và bắt đầu đi hát vào năm 15 tuổi, trong các quán nhạc, khách sạn và tiệc cưới. Thời gian đầu, ban nhạc chỉ trình diễn các ca khúc Anh Mỹ nổi tiếng của Elvis Presley, Tom Jones và nhóm The Platters. Mike Brant lúc đó chưa phải là nghệ danh của ca sĩ mới vào nghề, và do không thạo ngoại ngữ, nên anh chỉ hát theo cách học thuộc lòng các phiên âm. Trong vòng 5 năm liền, ban nhạc liên tục đi trình diễn, nhưng Mike chỉ ước mơ khởi nghiệp hát solo, nuôi mộng trở thành một ngôi sao nhạc rock như Elvis, hay nổi tiếng không thua gì thần tượng của anh là Tom Jones, với lối biểu diễn rắn chắc cứng cựa đầy nam tính. Dịp may đầu tiên đến với anh vào mùa đông năm 1968, Mike lúc đó mới 21 tuổi. Trong một đêm biểu diễn tại hộp đêm Baccara Club tại thành phố Teheran, anh lọt vào mắt của thần tượng nhạc trẻ người Pháp Sylvie Vartan, trong lúc cô đang lưu diễn vùng Trung Cận Đông. Theo lời kể của Sylvie Vartan, ít có ai mà có được một giọng hát khỏe khoắn như vậy, và nhất là có thể hát nhiều loại nhạc từ Ray Charles đến Beatles, từ Elvis đến Sinatra. Ngạc nhiên trước chất giọng của Mike, Sylvie Vartan đề nghị anh sang Pháp lập nghiệp.
Đến Paris khởi nghiệp
Giai đoạn đến Paris thử lửa đặt ra cho ca sĩ trẻ tuổi nhiều thách đố. Trước hết cũng vì các rào cản ngôn ngữ: Mike không hề biết một chữ tiếng Pháp và chỉ nói bập bẹ tiếng Anh. Khi đặt chân đến Pháp vào mùa hè năm 1969, Mike chỉ có trong túi số điện thoại của Sylvie Vartan, nhưng thật không may vì vào lúc đó cô lại đang lưu diễn vòng quanh nước Pháp. Sau nhiều lần gọi mà không ai bắt máy, Mike nản chí quyết định trở về Israel, nhưng giờ chót lại gặp được anh trai của Sylvie. Lúc đó, anh mới được giới thiệu với nhà sản xuất Eddie Barclay, chủ nhân của hãng đĩa nổi tiếng cùng tên, và nhất là bà Monique Le Marcis, giám đốc chương trình đài phát thanh RTL. Nhờ sự gửi gấm và đỡ đầu của họ mà sự nghiệp của Mike mới cất cánh.
Tại Pháp, lần đầu tiên Mike Brant ký hợp đồng ghi âm dài hạn vào năm 1970. Bài hát tiếng Pháp đầu tiên mà anh cho ra mắt là nhạc phẩm Laisse moi t’aimer (Hãy để ta yêu em). Theo lời kể của nhạc sĩ Jean-Claude Vannier, do không biết nói tiếng Pháp, nên Mike khó mà phát âm thật chuẩn. Anh buộc phải học cách phát âm đến nỗi quên ăn, quên ngủ. Bài hát chỉ được hoàn tất sau 260 lần ghi âm thử. Nhưng nhờ vào tính kiên trì, Mike rốt cuộc đã vượt qua trở ngại. Phần thưởng đền bù cho nhiều tháng thử thách thật xứng đáng. Gần hai triệu bản của bài này được bán trên thị trường vào đầu năm 1970. Mike Brant sẽ ghi âm lại ca khúc này trong nhiều ngoại ngữ kể tiếng Đức và tiếng Ý.
Từ đó trở đi, hầu hết các bản nhạc mà Mike Brant ghi âm đều trở thành đĩa vàng. Anh liên tục xuất hiện trong các chương trình ca nhạc truyền hình của Guy Lux và Carpentier, với hình ảnh của một chàng trai đào hoa, một playboy với chất giọng mượt mà say đắm, làm thổn thức hàng triệu con tim phái nữ. Tuy ăn khách, nhưng Mike vẫn còn thiếu tự tin nơi vốn liếng ngoại ngữ của anh, có lẽ cũng vì thế mà anh đã từ chối tham gia vào vở ca nhạc kịch Hair, cũng như một số dự án quay phim. Sự thành công nhanh chóng của Mike Brant biến anh thành một trong những thần tượng mới của giới trẻ thời đó. Chân dung của anh chiếm trang bìa báo chí và vượt qua mặt cặp vợ chồng Johnny Hallyday và Sylvie Vartan. Vào mùa thu năm 1971, Dalida mời anh hát mở đầu trong đợt trình diễn của cô tại nhà hát Olympia. Vài tháng sau, một lần nữa anh lại phá kỷ lục số bán với hai nhạc phẩm C’est ma prière (Lời cầu nguyện của tôi) và Qui saura (Ai biết được). Nguyên tác bài này là một ca khúc tiếng Ý của Jose Feliciano, mà Mike đã khám phá nhân dịp đi hát tại liên hoan ca nhạc San Remo.
Trả giá đắt cho sự thành công
Tuy thành công vượt bực, nhưng Mike Brant hơn bao giờ hết lại có vẻ cô đơn. Tuy lúc nào cũng có nhiều người ở xung quanh, nhưng anh lại không được sống gần gũi với gia đình, không có người thân để nương tựa và hầu như không có đời sống riêng tư về mặt tình cảm, các quan hệ thường ngày chỉ đơn thuần là nghề nghiệp. Theo lời kể của gia đình, thì anh tìm cách khuây khỏa bằng cách chơi bóng đá vào mỗi buổi sáng chủ nhật. Nhịp độ làm việc và lịch lưu diễn dồn dập khiến anh bị chứng mất ngủ kinh niên: Mike bắt đầu dùng thuốc an thần để giảm stress. Trong 3 năm sau đó, Mike tiếp tục ăn khách với các bản ghi âm, nhất là nhạc phẩm Rien qu’une larme (Chỉ một giọt lệ). Đây là giai đoạn mà Mike Brant lưu diễn nhiều nhất ở nước ngoài để giới thiệu các album của mình, từ châu Âu sang Canada, từ Nhật Bản sang Úc. Càng đi diễn, Mike lại càng lún sâu vào chứng trầm cảm. Mẹ của anh bắt đầu lo lắng về việc anh dùng nhiều thuốc ngủ và nhất là về những mối quan hệ trong nghề nghiệp của con mình, theo bà sự thành công của Mike Brant lôi kéo rất nhiều người chỉ muốn trục lợi (chẳng hạn như nhà sản xuất Simon Weintraub), bằng mọi cách họ ký nhiều hợp đồng lưu diễn bất kể điều đó có ảnh hưởng đến sức khỏe của anh hay không. Dấu hiệu đầu tiên cho thấy Mike Brant ngày càng bị suy yếu là vào đầu tháng 5 năm 1974. Trước 4.000 khán giả Pháp, Mike không kết thúc buổi biểu diễn và đột ngột rời sân khấu. Tranh chấp giữa ca sĩ và các nhà sản xuất tăng thêm một bậc tại thành phố Cambrai, anh bị thương ở tay sau khi đập vỡ tấm gương lớn trong phòng thay đồ, sau một trận cãi vả. Theo lời khuyên của hai vợ chồng Johnny Hallyday và Sylvie Vartan, anh sang Thụy Sĩ, nhập viện để điều dưỡng sức khỏe. Cuối tháng 11 năm 1974, trong lúc anh đang có mặt tại Genève, anh toan tính nhảy lầu khách sạn để tự tử. Anh thoát chết nhưng buộc phải ngưng trình diễn vì bị gãy chân.
Bi kịch đằng sau hào quang danh vọng
Tình trạng sức khỏe của Mike không ngừng dao động trong suốt những ngày tháng cuối đời do chứng trầm cảm càng lúc càng nặng. Anh trở lại phòng thu và phát hành vào tháng giêng năm 1975 hai bài hát mới: Qui pourra lui dire (Ai có thể nói với nàng) và Elle a gardé ses yeux d'enfants (Mẹ còn đôi mắt trẻ thơ). Nhưng bài hát cuối cùng của Mike Brant là nhạc phẩm Dis lui (Nói với nàng). Ca khúc này là nguyên tác tiếng Pháp của nhạc phẩm lừng danh thế giới Feelings, ăn khách qua giọng ca của Morris Albert. Trước sự thành công của album này, Mike Brant có vẻ như đang yêu đời trở lại, nhưng đó chỉ là bề ngoài. Ngày 25 tháng 4 năm 1975, ca sĩ này thật sự vĩnh viễn ra đi vào năm 28 tuổi, sau khi nhảy lầu từ sân thượng. Cái chết đột ngột của anh khiến cho cả làng nhạc Pháp bị sốc. Hàng triệu người hâm mộ bàng hoàng thương tiếc thần tượng của họ. Mike Brant được gia đình đưa về Israel, chôn cất tại Haifa. 35 năm sau ngày qua đời, Mike Brant vẫn còn một tầng lớp hâm mộ đông đảo. Sự ra đi của anh vẫn còn nhiều điều bí ẩn nên báo chí đã có một thời gian đồn đại và tung ra nhiều giả thuyết khá giật gân về cái chết của anh. Sự nhiệt tình của các fan giúp duy trì tên tuổi của Mike Brant trong lòng người mến mộ. Sau hơn ba thập kỷ, các tuyển tập của anh vẫn tiếp tục ăn khách, bán ở mức trung bình khoảng nửa triệu bản mỗi năm.
Trường hợp của Mike Brant không chỉ đơn thuần là câu chuyện của một tài năng nổi tiếng chớp nhoáng, nhanh đến nỗi một tâm hồn nhạy cảm như anh không đủ nghị lực để ứng phó. Nó có thể minh họa cho sự tham lam của một số nhà sản xuất trong thời kỳ vàng son của ngành đĩa hát, dẫn đến một sự khai thác quá đà. Người ta có cảm tưởng là sau một thời gian dài khao khát tiền tài, Mike Brant lại bị gò bó và bị nhốt lỏng vì không được làm chủ sự nghiệp của mình. Công chúng dường như chỉ nhìn về bề mặt chứ không thấy một tấn bi kịch đang âm thầm diễn ra đằng sau vầng hào quang danh vọng.

Rien qu’une larme - Mike Brant

Rien qu'une larme dans tes yeux,
C'est toujours ta seule réponse,
Quand je te dis qu'il vaudrait mieux,
Ne plus se revoir nous deux
J'étais certain cette fois
Que tu me retiendrait
On se trompe quelques fois
Une larme a tout changé
Rien qu'une larme dans tes yeux,
Et soudain je réalise
Je réalise que de nous deux
C'est moi le plus malheureux
Par ma faute trop de fois
Mon amour tu as pleuré
J'ai voulu partir cent fois
Et cent fois je suis resté.
Rien qu'une larme dans tes yeux,
Je comprends combien je t'aime
Je t'aime et je veux te le dire
Je veux te revoir sourire
Rien qu'une larme dans tes yeux,
C'est toujours ta seule réponse,
Rien qu'une larme dans tes yeux,
Je veux te revoir sourire
Rien qu'une larme dans tes yeux,
Je comprends combien je t'aime


Chỉ cần một giọt lệ - Lời Việt : Phạm Duy

Một thoáng đôi mắt long lanh sáng ngời
Em nhìn tôi, lệ hoen ướt mi người
Vừa mới nghe nói: xa nhau mất rồi
Ôi người yêu, lệ rơi ướt môi.
Xin em yêu phải gắng tin tôi
Xin yêu em nghìn kiếp chớ phai
Cuộc tình nào mà không lỗi lầm
Vài giọt lệ hàn gắn thương tâm.
Chỉ thấy đôi mắt em hơi ướt lệ
Tôi đột nhiên lòng đau đớn ê chề
Chỉ với đôi mắt rưng rưng não nề
Em nhìn tôi, lòng tôi tái tê.
Vì người tình này quá tham lam
Nên em yêu phải khóc lê thê
Một nghìn lần tình như muốn quên
Một nghìn lần ở mãi bên em.
Một thoáng đôi mắt long lanh ngấn lệ
Em nhìn tôi, tình tôi sẽ lâu dài
Vì đã muốn giữ em yêu suốt đời
Em làm ơn cười lên nhé em.
Một thoáng đôi mắt long lanh sáng ngời
Em nhìn tôi, lệ hoen ướt mi người
Chỉ với đôi mắt rưng rưng não nề
Tôi đột nhiên lòng đau tái tê.
Vì đã muốn giữ em yêu suốt đời
Em làm ơn cười lên nhé em
Vì đã muốn giữ em suốt đời
Em làm ơn cười lên nhé em.


Qui saura - Mike Brant

Vous mes amis, tant de fois vous me dites,
Que d'ici peu je ne serai plus triste,
J'aimerais bien vous croire un jour,
Mais j'en doute avec raison,
Essaie de répondre à ma question,
Qui saura, qui saura, qui saura,
Qui saura me faire oublier, dites-moi,
Ma seule raison de vivre essayez de me le dire,
Qui saura, qui saura, oui qui saura?
Vous mes amis essayez de comprendre,
Qu'une seule fille au monde peut me rendre,
Tout ce que j'ai perdu, je sais qu'elle ne reviendra pas,
Alors, si vous pouvez dites-le moi,
Qui saura, qui saura, qui saura,
Qui saura me faire revivre d'autres joies,
Je n'avais qu'elle sur terre et sans elle ma vie entière,
Je sais bien que le bonheur n'existe pas.
Vous mes amis le soleil vous inonde,
Vous dites que je sortirai de l'ombre,
J'aimerais bien vous croire un jour mais mon cœur y renonce,
Ma question reste toujours sans réponse.
Qui saura, qui saura, qui saura,
Qui saura me faire revivre dites-moi,
Ma seule raison de vivre essayez de me le dire,
Qui saura, qui saura, oui qui saura?
Qui saura, qui saura, qui saura,
Qui saura me faire revivre d'autres joies,
Je n'avais qu'elle sur terre et sans elle ma vie entière,
Je sais bien que le bonheur n'existe pas.
Qui saura, qui saura, qui saura,
Qui saura me faire revivre dites-moi,
Ma seule raison de vivre essayez de me le dire,
Qui saura, qui saura, oui qui saura?

Đôi bờ
Đêm qua anh mơ thấy em yêu đến trong mộng buồn
Dĩ vãng thoáng đốt cháy trái tim thương em
Khóe mắt đẫm ướt mái tóc xõa mới chấm ngang vai cho anh thương em ngàn đời
Anh kêu tên em qua vùng biển sóng chân trời.
Bóng con thuyền vượt ngàn trùng lệ trào dâng
Lời anh kêu tan trong sóng gió reo sóng dâng bao la
Kể từ đây mãi mãi mất nhau, mãi mang thương đau mây đen giăng mờ
Để duyên ngâu chia đôi bờ, tình mãi mong chờ.
Đêm qua anh mơ bóng quê xưa bước anh trở về
Đứng dưới bóng mát, đến đón em khi tan trường
Dáng cũ lối nhớ đã cách mấy nắng mưa
Ôi trông nhau xa vời vợi
Anh kêu tên em, em mừng chẳng nói nên lời.
Nước mắt rơi lòng bùi ngùi mình dìu nhau
Nghe tin mơ say gió xoáy cuốn lá thu bay bay
Chợt mộng tan gác vắng bóng em thoáng chút hiên nghe mưa rơi u hoài
Buồn thương thân lang thang quê người trọn kiếp lưu đày.
Trong đêm đơn côi gió mưa rơi nhớ em vời vợi
Thương cánh hoa xưa xa cách đã lâu không thấy nhau
Qua bao thương đau bóng liễu có thắm như xuân ta trao mối duyên đầu
Đôi môi son tươi qua vùng biển mắt xanh màu.
Nếu sớm nào ngày trở về liệu rằng em
Còn yêu anh như khi chúng ta mới yêu thương nhau
Ngại đôi khi bão táp đã khiến núi sông cách ngăn cho em thay lòng
Tình ly tan cho ước thề mộng cũ phai tàn.
Hỡi non cao ôi sông sâu đời bể dâu
Lòng biển sâu có biết cho nhau dấu chôn niềm đau
Kể từ đây mãi mãi mất nhau, mãi mang thương đau mây đen giăng mờ
Để duyên ngâu chia đôi bờ, tình mãi mong chờ.


Laisse moi t'aimer


À corps perdu


El Chato Chante Mike Brant


Video de Mike Brant




No comments: